Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.
- Sức lao động
Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa vì bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô nên anh ta không có quyền bán sức lao động của mình. Người thợ thủ công tự do tuy được tuỳ ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống. Sức lao động để trở thành hàng hoá cần phải có những điều kiện nhất định.
- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá
Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do vệ thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt. Họ trở thành người “vô sản”. Để tồn tại buộc họ phải bán sức lao động của mình để sống.
Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiển biến thành tư bản. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường hội, phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội - thời đại của chủ nghĩa tư bản.
Loigiaihay.com
Bình luận
Chia sẻ
- Phân tích sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư?
- Quá Irình sản xuất tư bản chủ nghĩa trước hết là quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng. Nhưng mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa là giá trị thặng dư.
- Bản chất của tư bản?
- Các nhà kinh tế học tư sản thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào.
- Thế nào là tư bản bất biến? Tư bản khả biến? Ý nghĩa của việc phân chia cặp phạm trù trên?
Tư bản bất biến, tư bản khả biến Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản (bỏ vốn) ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động
- Tỷ suất, khối lượng giá trị thặng dư và ý nghĩa của nó?
- Tỷ suất giá trị thặng dư + Khái niệm: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
- Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối?
Trên thực tế nhà tư bản luôn luôn tìm cách nâng cao trình độ bóc lột để thu được thật nhiều giá trị thặng dư. Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân.
>> Xem thêm