giai đông tẩu, Đà giang độc bắc lưu” (Mọi con sông đều chảy về hướng đông, chỉ riêng con sông Đà chảy về hướng bắc): câu thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Bích được tác giả chọn làm câu đề từ với nhiều ý nghĩa:
+ Sông Đà là con sông duy nhất chảy ngược hướng: nét cá tính độc đáo, riêng biệt
+ Phong cách Nguyễn Tuân, bản ngã Nguyễn Tuân có nét tương đồng và gặp gỡ với con sông đặc biệt này. Trong nghệ thuật Nguyễn Tuân cũng là một “Đà giang độc bắc lưu”
2. Hình tượng con sông Đà.a. Vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo. a. Vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo.
* Tính hùng vĩ, hung bạo của sông Đà được thể hiện qua cảnh đá bờ sông dựng vách thành
+ Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới nhìn thấy mặt trời
+ Vách đá thành chẹt lòng sông như một cái yết hầu
+ Đứng bờ bên này nhẹ tay ném hòn đá sang bờ bên kia
+ Ngồi trong khoang đò đang mùa hè cũng cảm thấy lạnh
Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu tả
cảnh đá bờ sông dựng vách thành? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
Nhóm 2: Tìmnhững chi tiết miêu tả
mặt ghềnh Hát Loóng? Nhà văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả mặt ghềnh Hát Loóng?
Nhóm 3: Em hãy tìm trong văn bản
những chi tiết miêu tả sự hung bạo của Sông Đà qua những hút nước? Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng?
Nhóm 4: Tìm những chi tiết miêu tả sự
nguy hiểm của những thác đá sông Đà? Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng?
Bước 2: Hs nhận nhiệm vụ, thực hiện
thảo luận nhóm, Gv quan sát giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
Bước 3: Các nhóm cử đại diện trình
bày, Gv nhận xét, chốt kiến thức
-> Nhà văn đã miêu tả độ hẹp, sâu, dốc thẳng đứng của những vách đá
-> Nghệ thuật so sánh độc đáo, những tưởng tượng phong phú, sử dụng nhiều giác quan đã làm nổi bật cảm giác của một người đang đi thuyền trên sông cảm thấy choáng ngợp trước vách đá dựng đứng của sông Đà.
* Tính hùng vĩ, hung bạo thể hiện qua quãng mặt ghềnh Hát Loóng:
+ Dài hàng cây số “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luông gió ghùn ghè suốt năm…”
-> Những câu văn trùng điệp kết hợp với so sánh nhân hóa độc đáo -> Con sông Đà hiện lên như một sinh thể có hồn
* Tính hung bạo thể hiện qua những cái hút nước nguy hiểm ở quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La:
+ Những cái hút nước “như cái giếng bê tông…nước thở và kêu như cửa công cái bị sặc, Có những thuyền bị … trồng cây chuối”
-> Nghệ thuật phóng đại, ngôn ngữ giàu chất tạo hình khiến con sông Đà hiện lên vô cùng hung bạo và độc dữ như một loài thủy quái
-> Thủ pháp miêu tả từ cái nhìn điện ảnh khiến cho những cái hút nước sông Đà trở nên sống động.
* Tính hung bạo thể hiện qua những thác đá sông Đà:
- Âm thanh thác nước: Như oán trách, như van xin, khiêu khích. Như tiếng “rống” của ngàn con trâu mộng.
-> Cách so sánh hết sức táo bạo, độc đáo (ví âm thanh của nước với âm thanh của lửa) khiến cho sự dữ dội, hung bạo của thác nước trở ám ảnh,
Hết tiết 38, chuyển tiết 39
Tiết 39: Tiếp phần hình thành kiến thức Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con sông Đà và hình tượng ông lái đò (Thời gian: 45 phút)
Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con sông Đà
Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật động não
Giai đoạn 1: Gv chia nhóm theo dãy
bàn hàng ngang, các dãy tự viết từng phần theo phân công:
Nhóm 1: Tìm những chi tiết thể hiện vẻ đẹp trữ tình của sông Đà từ trên máy bay nhìn xuống? Nhận xét về nghệ thuật?
Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của sông Đà khi đi rừng lâu ngày gặp lại? Nhà văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả vẻ đẹp đó?
Nhóm 3: Em hãy tìm trong văn bản những chi tiết miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà ở hai bên bờ sông? Biện pháp nghệ thuật được
đưa những liên tưởng, tưởng tượng của người đọc lên đến tột cùng