5 Điều Nhất Định Phải Biết Khi Xin Giấy Phép Xây Dựng Nhà Ở

Xin giấy phép xây dựng nhà ở khi chưa trang bị đủ kiến thức về quy trình, thủ tục, điều kiện, hồ sơ… sẽ khiến quá trình cấp phép bị chậm. Điều này sẽ kéo theo tiến độ công trình không thể thực hiện theo đúng kế hoạch. Nắm chắc 5 điều sau đây thì việc xin cấp giấy phép sẽ vô cùng đơn giản.

1. Giấy phép xây dựng là gì

Giấy phép xây dựng nhà ở là một loại giấy tờ quan trọng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để chủ đầu tư được phép xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình nhà ở

Giấy phép xây dựng là điều kiện bắt buộc để tiến hành thi công, xây dựng nhà ở. Bởi vì:

  • Nó là thủ tục pháp lý được ban hành và có hiệu lực thi hành
  • Nó giúp hạn chế tranh chấp, kiện tụng trong quá trình xây dựng
  • Là căn cứ để nhà nước quản lý và xây dựng theo quy hoạch

Nếu tự ý xây nhà khi chưa được cấp phép xây dựng thì tùy theo mức độ vi phạm mối cá nhân hoặc tổ chức sẽ bị xử phạt khác nhau. Có thể phạt hành chính từ 30-70 triệu đồng (đối với cá nhân), 60-140 triệu đồng (đối với tổ chức). Nặng hơn có thể sẽ bị yêu cầu tháo dỡ, trả lại mặt bằng.

2. Xin giấy phép xây dựng ở đâu

Theo quy định hiện hành của bộ xây dựng, ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh là đơn vị cấp giấy phép xây dựng nhà ở. Thường thì ủy ban nhân dân huyện sẽ cấp phép các công trình xây dựng, sửa chữa nhà ở riêng lẻ, quy mô nhỏ. Còn những công trình nhà ở quy mô lớn hoặc công trình có kết cấu phức tạp sẽ duy ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.

y ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ. Cụ thể là:

  • Công trình dân dụng cấp 3: Chiều cao trong khoảng 75-200m, số tầng từ 25-50, tổng diện tích sàn >30.000m2, số tầng ngầm ít nhất là 5, độ sâu ngầm >18m, Nhịp kết cấu lớn nhất 100-200m
  • Công trình dân dụng cấp 4: Chiều cao trong khoảng 75-200m, số tầng từ 25-50, tổng diện tích sàn >30.000m2, số tầng ngầm ít nhất là 5, độ sâu ngầm >18m, Nhịp kết cấu lớn nhất 100-200m
  • Công trình nhà ở riêng lẻ: Công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật, tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m

Các công trình dân dụng có quy mô lớn hơn hoặc có yêu cầu đặc biệt sẽ phải xin giấy phép tại ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đó là:

  • Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Chiều cao >200m, số tầng >50
  • Công trình dân dụng cấp 1: Chiều cao trong khoảng 75-200m, số tầng từ 25-50, tổng diện tích sàn >30.000m2, số tầng ngầm ít nhất là 5, độ sâu ngầm >18m, Nhịp kết cấu lớn nhất 100-200m
  • Công trình dân dụng cấp 2: Chiều cao trong khoảng 28-75m, số tầng từ 8 -24, tổng diện tích sàn >30.000m2, số tầng ngầm ít nhất là 5, độ sâu ngầm >18m, Nhịp kết cấu lớn nhất 100-200m

Tham khảo địa chỉ ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới nhất tại bảng sau:

Bảng 1: Danh sách địa chỉ xin giấy phép xây dựng tại các tỉnh miền bắc

TỈNH ĐỊA CHỈ XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở Bắc Giang Số 82 Hùng Vương – TP. Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang Bắc Kạn Tổ 1, phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Bắc Ninh Số 10 Phù Đổng Thiên Vương, Suối Hoa, Bắc Ninh Cao Bằng Số 11 đường Hoàng Đình Giong, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Điện Biên Số 851 – Đường Võ Nguyên Giáp – Phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, Điện Biên Hà Giang Số 01 Đường 26/3, phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang Hà Nam số 90 đường Trần Phú, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Hà Nội 79 Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Hải Dương Số 45 Quang Trung, TP Hải Dương Hải Phòng Số 18 Hoàng Diệu, Hồng Bàng, Hải Phòng Hòa Bình đường Trần Hưng Đạo, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Hưng Yên Số 568 Đường Triệu Quang Phục, Phường Hiến Nam, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên Lai Châu Phường Tân Phong, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu Lạng Sơn Đường Hùng Vương, Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn Lào Cai Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai Nam Định 57 Vị Hoàng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định Ninh Bình Số 3 đường Lê Hồng Phong, phường Vân Giang, Tp. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình Phú Thọ Đường Nguyễn Tất Thành, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Quảng Ninh Số 219 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Sơn La Khu Trung tâm hành chính tỉnh, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Thái Bình 431 Trần Hưng Đạo, Thành phố Thái Bình Thái Nguyên Địa chỉ: Số 18, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Tuyên Quang số 160 đường Trần Hưng Đạo, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Số 38-40, đường Nguyễn Trãi, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Yên Bái Phường Đồng Tâm – Thành phố Yên Bái – Tỉnh Yên Bái

Bảng 2: Danh sách địa chỉ xin giấy phép xây dựng tại các tỉnh miền nam

TỈNH ĐỊA CHỈ XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở An Giang 82 Tôn Đức Thắng, P. Mỹ Bình, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang Bà Rịa – Vũng Tàu 198 Bạch Đằng, phường Phước Trung, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Bạc Liêu Số 05 đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Bến Tre Số 7 Cách Mạng Tháng Tám​, phường An Hội, thành phố Bến Tre Bình Dương Số 01 Quang Trung, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Bình Phước Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước Cà Mau Số 02 đường Hùng Vương, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau Cần Thơ Số 2 Hòa Bình, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ Đắk Nông Đường 23 tháng 3, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông Đồng Nai Số 2 Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Đồng Tháp Số 12 đường 30/4, P.1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Hậu Giang 2 Hoà Bình, Phường 5, Vị Thanh, Hậu Giang Kiên Giang Số 6 đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Long An 61 Nguyễn Huệ, Phường 1, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An Sóc Trăng 56 Lê Duẩn, phường 3, Tp Sóc Trăng.17 thg 5, 2023 Tây Ninh 36 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 2, Thành phố Tây Ninh Tiền Giang Số 23, đường 30/4, Phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang TP Hồ Chí Minh 86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh Trà Vinh số 01 đường 19/5, phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Vĩnh Long Số 88 Hoàng Thái Hiếu, Phường 1, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Bảng 3: Danh sách địa chỉ xin giấy phép xây dựng tại các tỉnh miền Trung

TỈNH ĐỊA CHỈ XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở Bình Định Số 01 Trần Phú, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định Bình Thuận Số 04 Hải Thượng Lãn Ông, Bình Hưng, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận Đà Nẵng Số 24 Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng Đắk Lắk 09 Lê Duẩn, Tự An, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk Gia Lai 02 Trần Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Hà Tĩnh 66 Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh Khánh Hòa Nhà A1, Khu Liên cơ số 1 Trần Phú, Thành phố Nha Trang Kon Tum 492 Trần Phú, phường Quyết Thắng, Kon Tum Lâm Đồng Số 4 Trần Hưng Đạo, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Nghệ An Số 3 đường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Ninh Thuận Số 450 Thống Nhất, thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận Phú Yên Số 7 Độc lập, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Quảng Bình Số 06, Hùng Vương, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Quảng Nam 62 Hùng Vương, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam Quảng Ngãi 52 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi Quảng Trị 45 Hùng Vương thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị Thanh Hóa 35 Đại lộ Lê Lợi, Phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa Thừa Thiên Huế Số 16 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

3. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng

Thông thường hồ sơ xin giấy phép xây dựng công trình nhà ở gia chủ chỉ cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ. Mỗi bộ sẽ gồm đơn xin cấp giấy phép xây dựng, sổ đỏ hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, 2 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm thông tin chứng nhận liên quan đến đơn vị thiết kế.

(Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng có thể tải tại đây)

Bản vẽ thiết kế xây dựng sẽ gồm có:

– Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình

– Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng

– Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện

– Trường hợp có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó.

Lưu ý: Mẫu bản vẽ thiết kế để hộ gia đình, cá nhân nên tham khảo mẫu tại các địa phương để có bản thiết kế phù hợp với quy mô và địa phương mình. Mặt khác, đối với những công trình nhà ở đặc biệt theo tuyến, không theo tuyến, khu bảo tồn văn hóa… sẽ yêu cầu hồ sơ xin phép xây dựng khác đi một chút. Chi tiết như sau:

“1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng; b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; c) Bản vẽ thiết kế xây dựng; d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề. 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng; b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư; d) Bản vẽ thiết kế xây dựng; đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. 3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến gồm: a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này; b) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến; c) Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. 4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo gồm: a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này; b) Văn bản có ý kiến về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng gồm: a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này; b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa. 6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo. 7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế theo quy định của Chính phủ.”

Trích: Điều 95 Luật Xây dựng 2014

Khi sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói tại GreenHN. Gia chủ sẽ được bộ phận tư pháp của công ty hỗ trợ hoàn thiện toàn bộ hồ sơ xin giấy phép xây dựng. Tham khảo ngay: Dịch vụ xây nhà trọn gói Hoặc tham khảo báo giá một số tỉnh dưới đây:

  • Báo giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội
  • Báo giá xây nhà trọn gói tại TPHCM
  • Báo giá xây nhà trọn gói tại Thái Nguyên
  • Báo giá xây nhà trọn gói tại Bình Dương
  • Báo giá xây nhà trọn gói tại Nam Định

4. Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở

Lệ phí làm thủ tục xin giấy phép xây dựng: trung bình khoảng từ 50.000 – 100.000 đồng, thống nhất ở các loại nhà ở từ 3 tầng, 4 tầng, 5 tầng, cấp 4… Và mỗi địa phương có quy định khác nhau và sẽ được thông báo cụ thể khi chủ đầu tư nộp hồ sơ. Tuy nhiên, nếu không am hiểu về thủ tục pháp lý thì gia chủ có thể sẽ mất nhiều lần di chuyển và chi phí xin giấy phép xây dựng rất khó dự tính được là bao nhiêu.

5. Quy trình thủ tục xin giấy phép xây dựng

Xin giấy phép xây dựng ở ủy ban nhân dân huyện hay tỉnh, công trình xây dựng của gia chủ là cấp 4, 1 tầng, 2 tầng, 3,4 tầng thì quy trình cũng đều diễn ra theo 4 bước sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đầy đủ đúng quy định.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại văn phòng 1 cửa tại ủy ban nhân dân huyện hoặc tỉnh (tùy thuộc vào loại công trình và cấp công trình)
  • Bước 3: Bộ phận tiếp nhận, xác nhận tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. Ghi giấy hẹn thời gian và địa điểm thông báo kết quả.
  • Bước 4: Bộ phận chuyên trách sẽ tiến hành đối chiếu thực trạng công trình với giấy tờ trong hồ sơ xin giấy phép xây dựng.

6. Xin giấy phép xây dựng mất bao lâu

Thời gian xem xét và cấp giấy phép xây dựng nhà ở khoảng từ 15 đến 20 ngày và thường có thời hạn là 12 tháng. Cụ thể:

  • Đối với nhà ở riêng lẻ thời gian cấp phép không vượt quá 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Đối với các công trình khác, thời gian cấp phép không vượt quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Đối với các công trình cần cấp lại hoặc gia hạn giấy phép thì thời gian cấp phép không được vượt quá 10 ngày.
  • Nếu giấy cấp phép vượt quá thời hạn 12 tháng, gia chủ cần phải gia hạn lại giấy phép xây dựng. Và lưu ý mỗi lần gia hạn thời gian không được quá 12 tháng.

7. Điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Để xin được giấy phép thành công thì công trình nhà ở cần đảm bảo các điều kiện tiên quyết sau đây:

  • Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ…
  • Phù hợp với quy hoạch
  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất
  • Đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
  • Bản thiết kế xây dựng công trình

8. Đối tượng phải xin giấy phép xây dựng nhà ở

8.1 Quy định về đối tượng phải xin giấy phép xây dựng nhà ở

Theo luật xây dựng sửa đổi năm 2020 thì tất cả các dự án đều phải xin giấy phép xây dựng trừ một số dự án đặc biệt sau đây:

“a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;

h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.”

(Trích khoản 2 điều 89 luật xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14)

8.2 Giải đáp về đối tượng phải xin giấy phép xây dựng nhà ở

Xây nhà ở nông thôn có cần xin giấy phép xây dựng không?

Câu trả lời là Có. Dưới đây là những công trình ở nông thôn bắt buộc xin giấy phép xây dựng:

  • Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
  • Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên.

Sửa nhà có cần xin giấy phép xây dựng vì:

Theo quy định khi có sự thay đổi điều chỉnh thì cần phải được cấp phép. Quy định này nhằm quản lý quy hoạch đô thị từng địa phương. Tuy nhiên một số trường hợp sau không bắt buộc phải xin giấy phép:

  • Trường hợp 1: Việc sửa chữa không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
  • Trường hợp 2: Việc sửa chữa chỉ làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Nhà lắp ghép vẫn cần xin giấy phép xây dựng

Nhà lắp ghép là loại nhà được lắp ráp bằng các vật liệu nhẹ như gỗ, gạch AAC, bê tông nhẹ EPS với khung thép nhẹ theo bản thiết kế mà vẫn đảm bảo như một ngôi nhà bình thường như trần, tường, mái, sàn , cột. Và nhà lắp ghép còn có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, phù hợp với mục đích sử dụng và nhu cầu của khách hàng. Theo đó, nhà lắp ghép cũng là một loại hình nhà ở và không thuộc đối tượng đặc biệt được miễn xin giấy phép. Vì vậy, khi dựng nhà lắp ghép gia chủ vẫn phải làm thủ tục cấp phép trước khi xây dựng.

9. Giấy phép sửa chữa nhà ở

Không phải tất cả những sửa chữa nhà ở đều cần xin giấy phép. Chỉ một số trường hợp sau mới cần thiết:

  • Nhà xuống cấp trầm trọng
  • Gia chủ muốn cơi nới, làm thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà

Hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa nhà ở sẽ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ
  • Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ
  • Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định
  • Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo

Lưu ý:

  • Đối với các công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
  • Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở dao động trong khoảng từ 200.000 đồng- 500.000 đồng chưa bao gồm phí bản vẽ. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào từng địa phương và trường hợp xin giấy phép.

Trên đây là chia sẻ của GreenHN về 5 điều nhất định phải biết khi xin giấy phép xây dựng nhà ở dựa trên kinh nghiệm lâu năm của mình. Hy vọng với những thông tin này quý bạn đọc sẽ chủ động và tiết kiệm thời gian của mình.

This post was last modified on Tháng mười 14, 2023 2:20 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268