Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển? Các tỉnh thành phố giáp biển hiện nay

admin
Tôi có thắc măc: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển? Các tỉnh thành phố giáp biển hiện nay là thành phố nào? (Câu hỏi của chị Nga - Khánh Hòa)

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển? Các tỉnh thành phố giáp biển hiện nay?

Hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó có 28 tỉnh thành phố giáp biển trải dài từ Bắc vào Nam; với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo. Danh sách các tỉnh thành phố giáp biển hiện nay cụ thể như sau:

Vùng miền

Tỉnh thành phố giáp biển

Miền Bắc

Quảng Ninh; Hải Phòng; Thái Bình; Nam Định; Ninh Bình; Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh.

Miền Trung

Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận.

Miền Nam

Bình Thuận; Bà Rịa - Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh; Tiền Giang; Bến Tre; Trà Vinh; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau; Kiên Giang.

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển? Các tỉnh thành phố giáp biển hiện nay?

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển? Các tỉnh thành phố giáp biển hiện nay? (Hình từ Internet)

Quy hoạch phát triển kinh tế biển như thế nào?

Căn cứ theo Điều 44 Luật Biển Việt Nam 2012, quy hoạch phát triển kinh tế biển được quy định như sau:

[1] Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:

- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.

- Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển.

- Đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo.

- Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương.

- Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển.

- Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

[2] Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:

- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển.

- Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

- Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển.

- Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo.

- Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp.

- Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch.

[3] Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển của cả nước trình Quốc hội xem xét, quyết định và xây dựng phương án tổng thể phát triển các ngành kinh tế biển như sau:

- Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển.

- Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác.

- Du lịch biển và kinh tế đảo.

- Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản.

- Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển.

- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.

Ngoài ra, Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh sống trên các đảo.

- Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh phát triển trên các đảo.

- Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động ngư nghiệp và các hoạt động khác trên biển, đảo; bảo vệ hoạt động của nhân dân trên biển, đảo.

Nguyên tắc phát triển kinh tế biển là gì?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Biển Việt Nam 2012, nguyên tắc phát triển kinh tế biển bao gồm:

- Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển.

- Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

- Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.

Trân trọng!