Cùng Gel (Kem) Trị Sẹo Cho Bé Chăm Sóc Sẹo Bỏng

Bỏng là một trong những tai nạn trẻ dễ gặp phải. Nếu không xử lí kịp thời rất dễ để lại sẹo khó trị. Vậy nên hãy cùng chuyên gia trị sẹo tìm hiểu những kiến thức về bỏng, các gel (kem) trị sẹo cho bé qua bài viết sau để chủ động phòng ngừa cho bé yêu nhé!

Phân loại cấp độ tổn thương do bỏng ở trẻ em

Bỏng (hoặc phỏng) thuộc dạng tổn thương da do tiếp xúc nhiệt độ, hóa chất hay bức xạ. Bỏng có thể phân loại theo độ sâu hoặc xét phần trăm bỏng trên tổng diện tích bề mặt cơ thể. Và để xử lý an toàn cho trẻ bị bỏng, việc đầu tiên cần làm là xác định cấp độ tổn thương. Sơ cứu đúng cách sẽ giúp hạn chế thương tổn lan tỏa. Hơn hết, sơ cứu sớm và chuẩn còn làm giảm tỷ lệ sẹo xấu và di chứng về sau.

Sau đây là phân loại cấp độ tổn thương do bỏng gây ra:

  • Cấp độ 1: Bề mặt da trẻ tổn thương nhẹ, chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì ngoài cùng. Vùng da chỉ đỏ tấy nhẹ, hơi sưng và đau rát. Khi lành lại, da sẽ khô và có hiện tượng bong tróc. Những trường hợp này thường sẽ nhanh lành và dễ dàng chăm sóc.
  • Cấp độ 2: Vết bỏng nghiêm trọng hơn và da bé có hiện tượng phồng rộp, đỏ rát. Mức độ này có gây đau nhức, mụn nước, tiết dịch. Nếu không giữ kỹ, nguy cơ nhiễm trùng da bé càng tăng cao.
  • Cấp độ 3: Đây là mức độ bỏng nặng nhất. Những tổn thương lan rộng và sâu xuống nhiều lớp biểu bì dưới da. Vì vậy, các cơ quan của bé sẽ bị ảnh hưởng. Làn da bỏng có thể chuyển sang màu trắng, hoặc bị xém nâu sẫm một phần. Tình trạng bỏng trên 8% đối với trẻ em đã được xếp ở mức nghiêm trọng.

Cách xử lý tại nhà khi bé bị bỏng

Thực chất, các tác nhân gây bỏng rất đỗi quen thuộc trong đời sống. Chẳng hạn như, nước sôi, điện, hóa chất… ngày thường cũng đều có thể gây bỏng cho da. Vậy nên, gia đình có trẻ nhỏ phải thật cẩn trọng. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tìm hiểu cách xử lý bỏng tại nhà để phòng ngừa tai nạn xảy đến với con.

Bước 1: Bố mẹ nhanh chóng đưa bé rời khỏi tác nhân gây bỏng.

Bước 2: Khẩn trương cắt hoặc xé trang phục đang đè lên vết thương. Tuyệt đối không thao tác quá mạnh tay khiến da bị lột nhiều hơn. Không cởi áo qua đầu vì có thể làm bỏng mặt.

Bước 3: Làm mát vùng da bị bỏng dưới nước sạch khoảng 5-15 phút. Hoặc kéo dài đến khi hết cảm giác đau. Các bước 1-3 sẽ giảm thiểu được độ sâu của bỏng và các tác động tiêu cực (đau rát, phù nề…)

Bước 4: Dùng bông hoặc khăn vải vô trùng lau quanh vết thương.

Bước 5: Tiếp tục chăm sóc tại nhà, vệ sinh mỗi ngày đến khi da bé phục hồi. Nếu vết bỏng quá nặng, bố mẹ cần đưa gấp trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.

Một số lưu ý:

  • Tuyệt đối không bôi bất kỳ chất nào trong quá trình sơ cứu.
  • Xuyên suốt quá trình, bố mẹ nên liên tục trấn an trẻ, không để bé vì đau mà táy máy tay chân. Sự cọ quẹt, chạm tay hay tự ý tháo gỡ da bỏng rất dễ gây nhiễm trùng.

Tại sao vết bỏng phồng nước? Bố mẹ có nên dùng kem trị sẹo cho bé ngay?

Theo ý kiến chuyên gia, khi da đột ngột chịu tác động từ nhiệt, chúng sẽ “tự vệ” bằng cách tiết dịch làm mát vết thương. Do đó, nốt phồng nước xuất hiện để ngăn cách môi trường bên ngoài với mô bên trong. Cơ chế này vừa giúp dịu da tức thời, vừa giảm nguy cơ nhiễm trùng da. Cho nên, chúng ta cần giữ phồng nước càng lâu càng tốt.

Tuy nhiên, vì tò mò hoặc vô ý, nhiều trẻ đã làm thủng vết phồng nước. Lúc này da bé có xu hướng đau rát và nhạy cảm hơn bao giờ hết. Vì vậy, để bảo toàn vết thương, bố mẹ hãy thực hiện các việc sau:

  • Trước hết, nhẹ nhàng rửa vết thương với nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Chú ý không làm vết phồng lan ra rộng hơn.
  • Đun nước sôi và tiệt trùng kéo hoặc kềm cắt da tay khoảng 8-10 phút. Dùng kéo hoặc kềm sạch đó để cắt tỉa vùng da bị vỡ. Tránh cắt quá sát hoặc phạm vùng da lành.
  • Thăm khám bác sỹ để được kê thuốc bôi tránh nhiễm trùng.
  • Đều đặn vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng đến khi lên mài. Vết thương khô lại, tróc mài là thời điểm nên bắt đầu điều trị sẹo.

Như vậy, khi vừa vỡ vết phồng nước, bố mẹ chưa nên dùng kem trị sẹo cho bé ngay. Việc này có thể làm da trẻ nhiễm khuẩn và sẹo khó lành. Lúc này, phụ huynh chỉ cần thực hiện các bước trên và đảm bảo vệ sinh vết bỏng. Sau khoảng 2-3 tuần, vết thương kín miệng là “thời điểm vàng” để bôi kem trị sẹo cho bé.

Cùng kem trị sẹo cho bé Dermatix® Ultra chăm sóc sẹo bỏng

Trên lý thuyết, vết phồng rộp sẽ tự xẹp và vết thương dần lành lại. Quá trình lý tưởng này sẽ hạn chế việc hình thành sẹo xấu. Tuy nhiên, lớp màng chứa nước vô cùng mỏng manh. Cho nên, trên thực tế, chúng thường bị vỡ khá sớm. Đó là lý do bố mẹ nên thủ sẵn Dermatix® Ultra Kids – kem trị sẹo cho bé.

Dermatix® Ultra Kids là một trong những dòng gel trị sẹo của thương hiệu Dermatix “quốc dân”. Sản phẩm đã được kiểm duyệt lâm sàng về hiệu quả và độ lành tính trên da. Do vậy, Dermatix® Ultra Kids được biết đến như trợ thủ đắc lực trong mỗi gia đình có con nhỏ.

Bảng thành phần được đánh giá là lành tính, thích hợp cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Nhiều chuyên gia, bác sỹ đã khuyên dùng cho các loại sẹo như sẹo bỏng, sẹo lồi/phì đại, trầy xước, muỗi cắn… Thành phần gel silicon y tế khi bôi sẽ tạo lớp màng bảo vệ da bé khỏi bụi bẩn bên ngoài. Đồng thời, phân tử silicon nhờ có công nghệ thúc đẩy thẩm thấu CPX nên thấm sâu vào da chỉ sau 1-2 phút. Chúng sẽ trung hòa pH cho da, ngăn da mất nước và cân bằng lượng collagen. Từ đó, gel Dermatix ức chế sẹo hình thành. Đó là lý do bố mẹ cần bôi kem trị sẹo cho bé ngay khi da vừa lành. Đây là “thời điểm vàng” da hấp thụ tốt các dưỡng chất và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, gel còn chứa tiền chất của Vitamin C, góp phần làm đều màu da. Dưỡng chất sẽ xâm nhập đáy biểu bì và làm chậm hóa melanin tăng sinh. Sau chỉ từ 8 tuần sử dụng, vết sẹo bỏng có thể cải thiện về màu sắc và kích thước. Đồng thời, da được bổ sung Vitamin C cũng tăng cường đề kháng dưới ánh nắng mặt trời.

Với người lớn thì sử dụng Dermatix® Ultra, đặc biệt với dung tích 15g, sản phẩm có thể dùng đến hơn 2 tháng, tiết kiệm, tiện lợi cho cả nhà mình.

Phòng tránh nguy cơ bị bỏng

Bỏng thực chất là tai nạn chẳng ai mong muốn xảy đến. Vậy nên, ngoài trang bị kiến thức về sợ cứu, chữa bỏng và sẹo bỏng thì bố mẹ cũng cần “bỏ túi” những mẹo phòng tránh bé bị bỏng. Cụ thể, phụ huynh nên lưu ý:

  • Luôn để mắt đến sinh hoạt của trẻ.
  • Không cho trẻ lại gần bếp, bật lửa, phích nước, bình ga…
  • Các vật dụng có nguy cơ cháy nổ cần được cất dọn gọn gàng, ngoài tầm tay trẻ. Nếu cần vứt đi khuyến cáo tìm nơi xử lý, thu gom chúng.
  • Dự trữ bình cứu hỏa mini trong nhà.
  • Dùng ổ điện có nắp hay ổ có lá cách điện bên trong. Người lớn phải kiểm tra định kỳ hệ thống dây điện nổi. Hạn chế để các dây điện dài và rơi ra ngoài sàn.
  • Vui chơi ngoài trời nên sử dụng kem và áo chống nắng cho bé khi thời tiết nắng gắt.

Nuôi dạy con là một hành trình dài đòi hỏi bố mẹ phải học hỏi thật nhiều. Để con được vui khỏe, bố mẹ lại cần chủ động bổ sung vô vàn kiến thức mới. Vậy thì hãy để Dermatix đồng hành cùng gia đình, tổng hợp nhiều mẹo hay để chăm sóc bé an toàn, khỏe mạnh lớn khôn!

This post was last modified on Tháng hai 23, 2024 4:02 chiều

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268