Video phân huỷ caco3

Phản ứng Ca(HCO3)2 hay Ca(HCO3)2 ra CaCO3 hoặc Ca(HCO3)2 ra CO2 thuộc loại phản ứng phân hủy đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Ca(HCO3)2 có lời giải, mời các bạn đón xem:

Có thể bạn quan tâm

Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + H2O + CO2 ↑

1. Phương trình phản ứng Ca(HCO3)2 ra CaCO3

Ca(HCO3)2 →to CaCO3↓ + H2O + CO2↑

Phản ứng này thuộc loại phản phản ứng phân hủy.

2. Hiện tượng của phản ứng Ca(HCO3)2 ra CaCO3

– Canxi hiđrocacbonat bị nhiệt phân tạo thành kết tủa canxi cacbonat và có khi CO2 thoát ra.

3. Cách tiến hành phản ứng Ca(HCO3)2 ra CaCO3

– Đun nóng ống nghiệm chứa dung dịch Ca(HCO3)2

4. Cách viết phương trình của phản ứng Ca(HCO3)2 ra CaCO3

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:

Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + H2O + CO2↑

Bước 2: Đếm số nguyên tử mỗi nguyên tố trong 2 vế của phương trình hóa học.

Bước 3: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế bằng nhau.

Bước 4: Hoàn thành phương trình hóa học:

Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + H2O + CO2↑

5. Mở rộng kiến thức về muối cacbonat

Là muối của axit cacbonic (gồm muối CO32− và HCO3−).

5.1. Tính tan

– Muối cacbonat của các kim loại kiềm, amoni và đa số muối hiđrocacbonat dễ tan trong nước.

– Muối cacbonat của kim loại khác thì không tan.

5.2. Tính chất hóa học

a) Tác dụng với axit

Thí dụ:

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

HCO3− + H+ → CO2↑ + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

CO32− + 2H+ → CO2↑ + H2O

b) Tác dụng với dung dịch kiềm

– Các muối hiđrocacbonat tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm.

Thí dụ:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3−+OH−→CO32−+H2O

c) Phản ứng nhiệt phân

– Muối cacbonat tan không bị nhiệt phân (trừ muối amoni), muối cacbonat không tan bị nhiệt phân:

MgCO3 →to MgO + CO2↑

– Tất cả các muối hiđrocacbonat đều bị nhiệt phân:

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑ + H2O

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2↑

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Để tạo xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?

A. (NH4)3PO4.

B. NH4HCO3.

C. CaCO3.

D. NaCl.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

NH4HCO3 →to NH3↑ + CO2↑ + H2O

Khi sử dụng bột nở này, khí NH3 và CO2 thoát ra làm cho bánh căng phồng và xốp.

Câu 2: Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Ca(HCO3)2 →to CaCO3↓ + CO2 + H2O

→ Tổng các hệ số là 4.

Câu 3: Cặp chất nào sau đây không bị nhiệt phân?A. CaCO3, BaCO3.

B. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2.

C. Na2CO3, K2CO3.

D. NaHCO3, KHCO3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Muối cacbonat của kim loại kiềm bền với nhiệt.

Câu 4: Cho 5,6 lít CO2 (đktc) đi qua 164ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,22g/ml) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được khối lượng chất rắn là:

A. 15,5g.

B. 26,5g.

C. 31g.

D. 46,5g.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

nNaOH=164.1,22.20%40=1 mol; nCO2=0,25 mol→nNaOHnCO2=4

→ NaOH dư

→ Chất rắn gồm NaOH dư và muối Na2CO3.

Bảo toàn nguyên tố C:

nNa2CO3=nCO2=0,25 mol

Bảo toàn nguyên tố Na:

nNaOH dư = 1 – 0,25.2 = 0,5 mol

→ mchất rắn = 0,25.106 + 0,5.40 = 46,5 gam

Câu 5: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2?

A. NaCl.

B. KNO3.

C. KCl.

D. HCl.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

HCl + NaHCO3 → CO2↑ + NaCl + H2O

Câu 6: Cho 8,96 lít CO2 (đktc) sục vào dung dịch chứa 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 2M và NaOH 1,5M thu được a gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng kĩ dung dịch X thu được thêm b gam kết tủa. Giá trị (a + b) là

A. 5 gam

B. 15 gam

C. 20 gam

D. 40 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Theo bài → dung dịch X gồm các ion Na+, Ca2+,HCO3−

nCO32−+nHCO3−=nCO2=8,9622,4=0,4 molnOH−=2nCO32−+nHCO3−=0,1.2.2+1,5=0,55 mol

⇒nCO32−=0,15 molnHCO3−=0,25 mol → dung dịch XNa+:0,15 molHCO3−:0,25 molCa2+

Bảo toàn điện tích →nCa2+=0,05 mol

⇒a=100.0,15=15gb=100.0,05=5g⇒a+b=20

Câu 7: Cho 5,6 lít CO2 (đktc) tan hết trong 200ml dung dịch NaOH nồng độ a M; dung dịch thu được có khả năng tác dụng tối đa 100 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của a là:

A. 0,75.

B. 1,5.

C. 2.

D. 2,5.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

nCO2=5,622,4=0,25 molnHCO3−=nKOH=0,1 mol⇒nCO32−=0,25−0,1=0,15 mol

⇒nNaOH=2nCO32−+nHCO3−=2.0,15+0,1=0,4 mol⇒a=0,40,2=2

Câu 8: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

A. đám cháy do xăng, dầu.

B. đám cháy nhà cửa, quần áo.

C. đám cháy do magie hoặc nhôm.

D. đám cháy do khí ga.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Các kim loại mạnh như Mg, Al,.. có thể cháy trong khí CO2

2Mg + CO2 →tO 2MgO + C

4Al + 3CO2 →tO 2Al2O3 + 3C

Do đó không dùng CO2 để dập tắt đám cháy do Mg, Al.

Câu 9: Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi. Công thức của natri cacbonat là

A. Na2CO3.

B. NaHCO3.

C. MgCO3.

D. CaCO3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Công thức của natri cacbonat là Na2CO3.

Câu 10: Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được chất khí X. Chất X là

A. CaO.

B. H2.

C. CO.

D. CO2.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Khí X là CO2:

CaCO3 →tO CaO (rắn) + CO2 (khí)

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

  • Ca(HCO3)2 + H2SO4 → 2H2O + 2CO2 ↑ + CaSO4 ↓
  • Ca(HCO3)2 + 2HCl → 2H2O + 2CO2 ↑ + CaCl2
  • Ca(HCO3)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O + 2CO2 ↑
  • Ca(HCO3)2 → CaO + H2O + 2CO2 ↑
  • Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2H2O + BaCO3 ↓
  • Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 ↓ + H2O + NaHCO3
  • Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3 ↓ + 2H2O + Na2CO3
  • Ca(HCO3)2 + 2KOH → CaCO3 ↓ + 2H2O + K2CO3
  • Ca(HCO3)2 + KOH → CaCO3 ↓ + H2O + KHCO3
  • Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 ↓ + 2H2O
  • Ca(HCO3)2 + 2NaHSO4 → 2H2O + Na2SO4 + 2CO2 ↑ + CaSO4 ↓
  • Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaHCO3
  • Al2(SO4)3 + 3Ca(HCO3)2 → 2Al(OH)3 + 6CO2 ↑ + 3CaSO4 ↓
  • Ca(HCO3)2 + 2C17H35COOH → 2H2O + 2CO2 ↑ + Ca(C17H35COO)2 ↓
  • Ca(HCO3)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + 2H2O + CO2 ↑
  • 2Ca(HCO3)2 + O2 + 2SO2 → 2H2O + 4CO2 ↑ + 2CaSO4 ↓

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

This post was last modified on Tháng Một 29, 2024 11:20 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268