MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG- Bài tập 2

Câu 6: Hãy làm rõ ngôn ngữ và tư duy gắn bó, thống nhất nhưng không đồng nhất.

  • Ngôn ngữ và tư duy gắn bó, thống nhất:

+ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng (không có từ nào, câu nào mà lại không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng, ngược lại không ý nghĩ nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ)

+ Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng (mọi ý chí, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi biểu hiện qua ngôn ngữ, nếu không thì đó chỉ là những ý nghĩ mơ hồ, không rõ ràng)

  • Ngôn ngữ và tư duy gắn bó, thống nhất nhưng không đồng nhất:

+ Ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là tinh thần

+ Ngôn ngữ có tính dân tộc còn tư duy có tính nhân loại

+ Những đơn vị của tư duy (phán đoán, suy lí..) không đồng nhất với những đơn vị của ngôn ngữ (từ, hình vị, câu..)

Câu 7: Sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói theo F.de Saussure là như thế nào?

  • Ngôn ngữ: là 1 hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của ng và được phản ánh trong ý thức của tập thể 1 cách độc lập với tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể, cũng như trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng tình cảm và nguyện vọng đó. Ngôn ngữ mang tính khái quát, chung cho toàn xã hội, là cơ sở tạo ra lời nói và tiếp nhận lời nói.
  • Lời nói: là kết quả của việc vận dụng các phương tiện khác nhau của ngôn ngữ để truyền đạt thông tin, kêu gọi ng nghe có hành động tương ứng, là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân tạo ra trong hoạt động giao tiếp, có nội dung cụ thể.

→Như vậy ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ở dạng tiềm tàng, trừu tượng hóa khỏi bất kì sự áp dụng cụ thể nào của chúng. Lời nói là phương tiện giao tiếp ở dạng hiện thực hóa, tức là ở dạng hoạt động, gắn liền với nội dung cụ thể

-Trong giao tiếp người ta chỉ tiếp xúc trực tiếp với các lời nói. Các ngôn bản viết hay nói miệng đều có thể gọi là lời nói. Chỉ giao tiếp nếu các ngôn bản hay lời nói bao gồm những yếu tố có giá trị chung, hoạt động theo những nguyên tắc chung. Ngôn ngữ chính là hệ thống những yếu tố và nguyên tắc có giá trị chung, làm cơ sở để cấu tạo các ngôn bản hay các lời nói.

Câu 8: Kể tên các họ ngôn ngữ chủ yếu trên thế giới. Tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Ấn độ thuộc những họ ngôn ngữ nào?

  • Các họ ngôn ngữ chủ yếu trên thế giới: họ ngôn ngữ Hán-Tạng, họ ngôn ngữ Thai-Kadai, họ ngôn ngữ Altaic, họ ngôn ngữ Ấn-Âu, họ ngôn ngữ Nam Á, họ ngôn ngữ Nam đảo, họ ngôn ngữ Mèo-Dao, họ ngôn ngữ Dravidian,…
  • Tiếng Anh/Pháp/Ấn/Nga: họ Ấn-Âu.

Tiếng Trung: họ Hán-Tạng

Tiếng Việt: họ Nam Phương

Câu 9: Trình bày những đặc điểm cơ bản của các ngôn ngữ đơn lâp, hòa kết, chấp dính và hỗn nhập.

  • Ngôn ngữ đơn lập: được tạo ra bằng căn tố độc lập nên không biến đổi hình thái. Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ
  • Ngôn ngữ hòa kết: từ gồm căn tố và phụ tố kết hợp tạo thành chỉnh thể chặt chẽ. Có sự kết hợp giữa căn tố và phụ tố thì có hiện tượng biến đổi âm.
  • Ngôn ngữ chấp dính: từ gồm căn tố và các phụ tố chắp dính nhau bằng những phương thức kết hợp đặc biệt. Các căn tố có tính độc lập cao, có thể tách riêng ra dùng độc lập trong lời nói.
  • Ngôn ngữ hỗn nhập: một từ có thể tương ứng với một câu trong các ngôn ngữ khác. Động từ bao gồm các phụ tố chỉ đối tượng, trạng thái của hành động. Đôi khi chủ ngữ của câu nằm trong động từ.

Câu 10: Dựa vào ngữ liệu “Bé khóc”, anh/chị hãy làm rõ các loại đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và các quan hệ chủ yếu (tuyến tính, liên tưởng, cấp độ) của hệ thống ngôn ngữ.

– Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi lời nói. Ví dụ các âm /b/, /t/, /v/, …Tiếng Việt có 23 âm vị là phụ âm, có 16 âm vị là nguyên âm.

→Dựa theo ngữ liệu “bé khóc” thì:

+ Âm vị phụ âm: /b/, /k/, /χ/

+ Âm vị nguyên âm: /ε/, /ɔ/

– Hình vị là một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa, có chức năng là ngữ nghĩa.

→Hình vị của ngữ liệu “Bé khóc” gồm: bé (nhỏ) và khóc (chảy nước mắt).

– Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa. “Bé” và “khóc”.

– Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, có chức năng thông báo. Dựa trên ngữ liệu, “Bé khóc” là một câu.

Quan hệ chủ yếu:

+ Tuyến tính: Sự kết hợp giữa hai hình vị “bé” và “khóc”

+ Liên tưởng: có thể liên tưởng đến “em bé gái khóc” hoặc “em bé trai khóc” …

Câu 6: Hãy làm rõ ngôn ngữ và tư duy gắn bó, thống nhất nhưng không đồng nhất.

  • Ngôn ngữ và tư duy gắn bó, thống nhất:

+ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng (không có từ nào, câu nào mà lại không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng, ngược lại không ý nghĩ nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ)

+ Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng (mọi ý chí, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi biểu hiện qua ngôn ngữ, nếu không thì đó chỉ là những ý nghĩ mơ hồ, không rõ ràng)

  • Ngôn ngữ và tư duy gắn bó, thống nhất nhưng không đồng nhất:

+ Ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là tinh thần

+ Ngôn ngữ có tính dân tộc còn tư duy có tính nhân loại

+ Những đơn vị của tư duy (phán đoán, suy lí..) không đồng nhất với những đơn vị của ngôn ngữ (từ, hình vị, câu..)

Câu 7: Sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói theo F.de Saussure là như thế nào?

  • Ngôn ngữ: là 1 hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của ng và được phản ánh trong ý thức của tập thể 1 cách độc lập với tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể, cũng như trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng tình cảm và nguyện vọng đó. Ngôn ngữ mang tính khái quát, chung cho toàn xã hội, là cơ sở tạo ra lời nói và tiếp nhận lời nói.
  • Lời nói: là kết quả của việc vận dụng các phương tiện khác nhau của ngôn ngữ để truyền đạt thông tin, kêu gọi ng nghe có hành động tương ứng, là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân tạo ra trong hoạt động giao tiếp, có nội dung cụ thể.

→Như vậy ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ở dạng tiềm tàng, trừu tượng hóa khỏi bất kì sự áp dụng cụ thể nào của chúng. Lời nói là phương tiện giao tiếp ở dạng hiện thực hóa, tức là ở dạng hoạt động, gắn liền với nội dung cụ thể

-Trong giao tiếp người ta chỉ tiếp xúc trực tiếp với các lời nói. Các ngôn bản viết hay nói miệng đều có thể gọi là lời nói. Chỉ giao tiếp nếu các ngôn bản hay lời nói bao gồm những yếu tố có giá trị chung, hoạt động theo những nguyên tắc chung. Ngôn ngữ chính là hệ thống những yếu tố và nguyên tắc có giá trị chung, làm cơ sở để cấu tạo các ngôn bản hay các lời nói.

Câu 8: Kể tên các họ ngôn ngữ chủ yếu trên thế giới. Tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Ấn độ thuộc những họ ngôn ngữ nào?

  • Các họ ngôn ngữ chủ yếu trên thế giới: họ ngôn ngữ Hán-Tạng, họ ngôn ngữ Thai-Kadai, họ ngôn ngữ Altaic, họ ngôn ngữ Ấn-Âu, họ ngôn ngữ Nam Á, họ ngôn ngữ Nam đảo, họ ngôn ngữ Mèo-Dao, họ ngôn ngữ Dravidian,…
  • Tiếng Anh/Pháp/Ấn/Nga: họ Ấn-Âu.

Tiếng Trung: họ Hán-Tạng

Tiếng Việt: họ Nam Phương

Câu 9: Trình bày những đặc điểm cơ bản của các ngôn ngữ đơn lâp, hòa kết, chấp dính và hỗn nhập.

  • Ngôn ngữ đơn lập: được tạo ra bằng căn tố độc lập nên không biến đổi hình thái. Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ
  • Ngôn ngữ hòa kết: từ gồm căn tố và phụ tố kết hợp tạo thành chỉnh thể chặt chẽ. Có sự kết hợp giữa căn tố và phụ tố thì có hiện tượng biến đổi âm.
  • Ngôn ngữ chấp dính: từ gồm căn tố và các phụ tố chắp dính nhau bằng những phương thức kết hợp đặc biệt. Các căn tố có tính độc lập cao, có thể tách riêng ra dùng độc lập trong lời nói.
  • Ngôn ngữ hỗn nhập: một từ có thể tương ứng với một câu trong các ngôn ngữ khác. Động từ bao gồm các phụ tố chỉ đối tượng, trạng thái của hành động. Đôi khi chủ ngữ của câu nằm trong động từ.

Câu 10: Dựa vào ngữ liệu “Bé khóc”, anh/chị hãy làm rõ các loại đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và các quan hệ chủ yếu (tuyến tính, liên tưởng, cấp độ) của hệ thống ngôn ngữ.

– Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi lời nói. Ví dụ các âm /b/, /t/, /v/, …Tiếng Việt có 23 âm vị là phụ âm, có 16 âm vị là nguyên âm.

→Dựa theo ngữ liệu “bé khóc” thì:

+ Âm vị phụ âm: /b/, /k/, /χ/

+ Âm vị nguyên âm: /ε/, /ɔ/

– Hình vị là một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa, có chức năng là ngữ nghĩa.

→Hình vị của ngữ liệu “Bé khóc” gồm: bé (nhỏ) và khóc (chảy nước mắt).

– Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa. “Bé” và “khóc”.

– Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, có chức năng thông báo. Dựa trên ngữ liệu, “Bé khóc” là một câu.

Quan hệ chủ yếu:

+ Tuyến tính: Sự kết hợp giữa hai hình vị “bé” và “khóc”

+ Liên tưởng: có thể liên tưởng đến “em bé gái khóc” hoặc “em bé trai khóc” …

Ngôn ngữ có tính giai cấp không? Tại sao?

Trả lời 1:

Trước hết ngôn ngữ thuộc về tất cả các thành viên trong xã hội, nếu ngôn ngữ chỉ

thuộc một giai cấp nào đó thì giữa các giai cấp trong xã hội làm sao có thể giai tiếpđược với nhau. Truyền thống ngôn ngữ học phủ nhận tính giai cấp của ngôn ngữ đồng thời cũng phủ nhận sự phân hóa giai cấp dẫn đến sự phân hóa ngôn ngữ. Giai cấp thuộc phạm trù chính trị học còn ngôn ngữ thuộc phạm trù ngôn ngữ học, hai vấn đề thuộc hai phạm trù khoa học khác nhau. Với tư cách là công cụ giao tiếp của toàn xã hội, ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính vì thế sự phân hóa giai cấp không dẫn đến sự phân hóa ngôn ngữ. Ngay cả khi có sự thay đổi hình thái kinh tế xã hội thì giao tiếp chung giữa các giai cấp trong xã hội vẫn bình thường. Mọi sự phân chia tiến trình biến đổi của ngôn ngữ theo sự biến đổi của hình thái kinh tế xã hội là bất hợp lí. Tuy nhiên, không thể phủ nhận giai cấp có ảnh hưởng tới ngôn ngữ và sự phân hóa giai cấp có tác động đến một bộ phận nào đó của cấu trúc ngôn ngữ cũng như việc sửdụng ngôn ngữ. Cho nên « trong một chừng mực nào đó ngôn ngữ là thước đo của ứng xử giai cấp»

Trả lời 2: Ngôn ngữ không phải là tài sản riêng của một giai cấp nào, nó là sản phẩm của toàn xã hội và phục vụ toàn xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp và tư duy.giai cấp thống trị và giai cấp bị trị vẫn phải liên hệ với nhau về kinh tế, về tổ chức xã hội. Do đó, giữa họ cần thiết phải có một phương tiện giao tiếp chung. Ngôn ngữ có thể được các giai cấp sử dụng như một phương tiện đấu tranh giai cấp, nhưng bản thân nó không mang tính giai cấp, nó là phương tiện giao tiếp của toàn dân.

This post was last modified on Tháng ba 29, 2024 12:46 chiều

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268