Ngôi sao có thể trút mưa sao chổi xuống Trái Đất

Video ngôi sao nào gần trái đất nhất

Mô phỏng một ngôi sao bay trong vũ trụ. Ảnh: iStock

Hiện nay, ngoài Mặt Trời, ngôi sao gần Trái Đất nhất là Proxima Centauri, nằm cách 4,25 năm ánh sáng. Nhưng trong khoảng một triệu năm nữa, Trái Đất sẽ có một hàng xóm mới ở gần hơn. Gliese 710 là ngôi sao nhỏ hiện nằm cách Trái Đất 62 năm ánh sáng trong chòm sao Serpens Cauda. Từ hai thập kỷ trước, giới khoa học đã biết Gliese 710 đang lao thẳng về phía hệ Mặt Trời. Trong 1,29 triệu năm nữa tính từ hiện nay, ngôi sao này sẽ nằm cách Trái Đất 0,06 năm ánh sáng.

Đối với Trái Đất, bản thân Gliese 710 không trực tiếp đe dọa chúng ta ở khoảng cách đó. Tuy nhiên, khoảng cách gần của ngôi sao vẫn gây ra tác động hủy diệt. Ở khoảng cách 0.06 năm ánh sáng, Gliese 710 sẽ bay qua đám mây Oort, tác động tới vô số sao chổi. Nhiều sao chổi trong số đó có thể bị bắn vào không gian sâu, lao nhanh qua vành trong hệ Mặt Trời.

“Với cùng số lượng, sao chổi sẽ gây ra thiệt hại lớn gấp 10 lần cho Trái Đất so với tiểu hành tinh”, giáo sư Brad Gibson, giám đốc Trung tâm vật lý thiên văn ở Đại học Hull, cho biết. “Va chạm với sao chổi xảy ra thường xuyên hơn ở giai đoạn hình thành ban đầu của các hành tinh”.

“Chỉ trong một triệu năm, ngôi sao giống Mặt Trời mang tên Gliese 710 sẽ tiến vào hệ Mặt Trời và bay qua đám mây Oort chứa nhiều sao chổi. Ảnh hưởng của hoạt động này là 10 triệu sao chổi sẽ trút xuống vành trong hệ Mặt Trời. Sao Mộc sẽ chắn lại phần lớn sao chổi, tương tự như năm 1994 khi ngăn lại sao chổi Shoemaker/Levy trước khi nó tới gần Trái Đất. Nhưng số lượng sao chổi quá lớn như vậy có khả năng phá hủy sinh quyển của chúng ta!”, Gibson nói.

Hiện nay, giới khoa học vẫn đang theo dõi bầu trời để phát hiện bất kỳ tiểu hành tinh hoặc sao chổi nào có thể đe dọa hành tinh của chúng ta. “Tin tốt là những kính viễn vọng khảo sát được thiết kế để phát hiện cả tiểu hành tinh và sao chổi tiến về phía Trái Đất. Vì vậy, chúng ta có thể quan sát bất cứ thứ gì có nguy cơ va chạm với Trái Đất trên đường bay và cảnh báo sớm”, Alan Fitzsimmons ở Trung tâm nghiên cứu vật lý thiên văn tại Đại học Queen, Belfast, chia sẻ.

An Khang (Theo Newsweek)

  • Sao chổi gần Mặt Trời bị ‘thiêu chết’

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268