Hoàng Hải Thuỷ

Video cắc ké là con gì

Tháng Giêng Tây 2010, từ Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, tôi gửi đến quí vị người Việt ở chín phương trời, mười phương đất hải ngoại thương ca bài “Sao Y Bổn Chánh” này.

Bài của Người viết Vương Thế Lan, nhan đề:

ĐẶNG TIẾN VÀ NỖI BĂN KHOĂN: LÀM SAO CHO KHỎI BỊ ĐÀO THẢI

Quí vị chắc đã biết — ít hay nhiều, hay quá nhiều, nhiều quá và tởm quá, quá tởm — về nhân vật Chánh Tổng Đặng Tiến nên tôi miễn kể về cái gọi là “cuộc đời ái tình và sự nghiệp” của họ Đặng. Tôi chỉ kể một chuyên nhỏ về Đặng Cắc Ké thôi. Đó là chuyện ông Đặng Tiến, ở Paris, Chuyên Gia Nâng Bi Cộng Việt, Nâng Bi Chân Chính, Nâng Bi ngay từ ngày đầu, tức ngay từ Tháng Tư năm 1975, Cắc Ké Nâng Bi Cộng Việt dzài dzài từ đó đến nay — gần 40 năm cuộc đời Cắc Ké — nhưng vẫn bị Cộng Việt khinh bỉ, đội cho cái mũ rách “Chánh Tổng Văn Nghệ”.

Khi đặt tên cho bài Sao Y Bổn Chánh này tôi xếp Chánh Tổng Đặng Tiến vào loại Kỳ Nhông Văn Nghệ. Nhưng rồi tôi thấy việc xếp loại ấy không đúng, Chánh Tổng Đặng Tiến không bao giờ là Kỳ Nhông Văn Nghệ. Đặng Tiến “đỏ đầu, đỏ đít” ngày từ Tháng Tư 1975. Nên tôi xếp đương sự vào loại Cắc Ké. Tuy bị bọn Cộng sản khinh bỉ, Cắc Ké Đặng Tiến vẫn cứ trơ tráo nâng bi Cộng sản.

Mời quí vị đọc bài “Đặng Tiến và nỗi băn khoăn..”

Người viết Vương Thế Lan:

Gần đây, trong cuộc tranh luận chung quanh vấn đề biên tập và kiểm duyệt trong việc xuất bản cuốn “Thơ đến từ đâu” (gồm loạt bài phỏng vấn một số nhà thơ trong và ngoài nước do Nguyễn Đức Tùng thực hiện), có một độc giả nêu lên câu hỏi “Tại sao sách của ông Đặng Tiến, nhà phê bình văn học, Việt kiều ở Pháp, vừa được xuất bản trong năm nay tại Việt Nam, mà không gặp vấn đề gì về kiểm duyệt?”

Câu hỏi này rất dễ trả lời. Nếu trong sách của ông Đặng Tiến không có một chữ nào phê phán chế độ chính trị ở Việt Nam, thì lẽ dĩ nhiên là cán bộ kiểm duyệt đâu có phải xăn tay áo lên! Điều này không liên hệ gì đến chất lượng văn chương hay học thuật của cuốn sách. Mỗi năm ở Việt Nam các nhà xuất bản tung ra hàng đống sách rất nhếch nhác về văn chương và học thuật, mà chẳng hề bị kiểm duyệt, chỉ vì những cuốn đó không đụng đến chính trị. Đặng Tiến đem cuốn “Thơ – Thi pháp và chân dung,” là một cuốn sách phê bình Thơ, về nước giao cho Nhà Xuất bản Phụ Nữ, thì họ in ngon ơ 1000 bản. Ngon ơ, vì trong cuốn đó không có một chữ nào làm Đảng và Nhà nước phải nhíu mày! Tôi dám đánh cược như vậy, dù tôi chưa đọc cuốn đó.

Vì sao tôi dám quả quyềt như vậy? Vì tôi đã đọc ông Đặng Tiến ngay từ những năm sau 30.4.1975 cho đến nay. Từ hồi ông còn ở Paris chưa về thăm Việt Nam, cho đến bây giờ ông đã ra vô Việt Nam nhiều lần, tôi thấy ông lúc nào cũng rất ngoan, rất khéo, rất “phải đạo”. Hôm nay, lục lại đống báo cũ, tôi lượm ra được một số bài của ông hồi xưa đó.

Trên báo Đoàn Kết ở Paris, số 188, ngày 30.4.1976, kỷ niệm 1 năm giải phóng miền Nam, Đặng Tiến có bài thơ “Nói với con Nhất Lập”. Báo Thể thao & Văn hóa VC ngày 4.4.2009 viết về bài thơ “tên cô con gái đầu lòng Nhất Lập, thể hiện rõ ông chờ đợi đất nước thống nhất và độc lập.”

Đây là nguyên văn bài thơ:

Nói với con Nhất Lập

Con hình thành Khi cô bác vùng lên giành lại núi sông Năm mươi lăm ngày đêm đất chuyển trời rung Con có nghe Trong bụng mẹ sóng gào biển lớn? Cha muốn nói với con Những lời nói nửa đời chưa nói trọn Độc lập, Thống nhất, Tự do Vì hôm nay lịch sử hẹn hò Trên năm ngón tay cha sờ bụng mẹ Như ngọn gió Lào lay Trường Sơn nhủ khẽ Trận cuối cùng dứt điểm hôm nay Con có nghe trong chín tháng mười ngày Năm nghìn năm rung chuyển?

*

Từ nguồn đến sông, từ sông về biển Con chào đời thao láo mắt bình minh Cha đã muốn nói với con trăm ngàn chuyện quê mình Chuyện lưỡi cày cắm sâu vào sỏi cát Chuyện giọt mồ hôi trên đồi trưa bỏng rát Thành củ khoai tròn trịa tựa tim người Chuyện bàn tay hơ bếp lửa sắn vui Thắp tiếng cười lung linh mái lá Chuyện mối tình đêm trăng đầu hạ Trên đường làng mùi rạ ấm phân trâu Cha muốn hôn con trong cái hôn đầu Bằng ngọn gió nồm Thổi qua chùm hoa khế

*

Còn lắm chuyện con không cần cha kể Đã khắc sâu trong lịch sử loài người Những nét lửa bay dài thế kỷ hai mươi Chuyện các cô tay mò cua bắt ốc Súng trên vai, đôi mắt đựng trời xanh Cao tay roi này các chị các anh Vừa chăn trâu vừa đuổi giặc Hiền như đất kia con chào các bác Giữa đô thành ôm súng nhớ rừng sâu Nhớ từng chiếc lá xanh mấy lớp đã thay màu Trên mái tóc đang nhòa trong sương muối.

*

Với bè bạn năm châu sau này con sẽ nói Việt Nam Con thấy chúng nghiêng mình Con có quyền hãnh diện Việt Nam Việt Nam Miễn con đừng quên ơn cô dì chú bác Miễn suốt đời con biết Không có gì quý bằng ngọn cỏ quê hương

ĐẶNG TIẾN Orléans, 12-1975 (Nhân ngày sinh con gái đầu lòng)

Năm 1979, Đặng Tiến về thăm Việt Nam lần đầu và ở chơi hai tháng hè. Trở lại Paris, Đặng Tiến viết bài “Nhân một chuyến về thăm quê hương”, đăng trên báo Đoàn Kết ngày 17.11.1979, song song với bài thơ “Paris và Hà Nội”. Cả hai bài đều ký tên Nam Chi.

Trong bài “Nhân một chuyến về thăm quê hương” có những đoạn đáng lưu ý, Đăng Tiến viết:

“Về đến Việt Nam, những ưu tư bỗng nhiên lắng xuống. Quả có nghèo thật, có khó thật, nhưng không khốn khổ. Guồng máy chính quyền có nặng nề thật, nhưng không bức bách. Còn có bất công, nhưng không có áp chế.” (…)

“Không còn những khuôn mặt phì nộn, nhưng cũng không có khuôn mặt nào hốc hác. Không ai ăn mặc sang trọng, nhưng không ai rách rưới.” (…)

“Có thể là ăn không ngon, nhưng ăn no. Về sau, tôi có dịp đi khắp đất nước, thăm mọi giai tầng xã hội, và kiểm chứng điều này: toàn quốc không còn người đói.” (…)

“Một vài ngày sau, tôi đã gặp lại rất nhiều bà con, bạn bè, nhất là các anh em trong giới trí thức, văn nghệ. Cái mừng thứ nhất là ai nấy đều rắn rỏi, khoẻ mạnh, tuy nói chuyện lâu cũng có người ngỏ ý xin thuốc phòng thân, vì thuốc men rất khan hiếm. Cái mừng thứ hai là ai nấy đều có công ăn việc làm, kể cả những anh em đi học tập mới về. (…) Có người không chịu đi làm vì chê lương ít, việc làm vất vả, phải đi xa; nếu thật sự muốn đi làm thì không ai bị từ chối.” (…)

“Chỉ có một khó khăn: đồng lương không đủ sống. Nhưng anh em vẫn làm, vì ngoài những quyền lợi vật chất ra, sự lao động khôi phục cho họ tư cách công dân và thành viên của một xã hội mới. Một xã hội đang vật vã tiến lên nhưng nhất định phải tiến lên. Vì định mệnh của năm mươi triệu người đều gắn liền với xã hội đó: anh là đảng viên, cán bộ, hay là tư nhân, đều phải no đói có nhau; xã hội sản xuất nhiều hay ít thì người dân hưởng nhiều hay ít. Con người trách nhiệm về bát cơm mình ăn, manh áo mình mặc. Trên cơ sở lý luận đó, thành tố chính trị trong xã hội Việt Nam ngày nay còn nhẹ nhàng lắm. Đó là điều làm tôi thoải mái nhất, và hy vọng nhất, trong hai tháng mùa hè tại quê nhà.”

Đặng Tiến viết những lời đó vào năm 1979. Tôi — ( Vương Thế Lan. CTHĐ ghi )- không cần phải phân tích rườm rà, chỉ xin nói một điều đơn giản mà chắc là hầu hết mọi người đều còn nhớ: Năm 1979, cái năm Đặng Tiến từ Paris về thăm Việt Nam lần đầu, là một trong những năm người dân Việt đói khổ khốn cùng nhất sau 1975. Đó là năm cực điểm của chế độ bao cấp dưới sự cai trị của Lê Duẩn. Đó là thời điểm mà hàng trăm ngàn người Việt đang bị giam cầm trong các trại “cải tạo”. Đó là thời điểm mà hàng triệu người Việt bị chiếm mất nhà cửa, bị xua lên các vùng “kinh tế mới”. Đó là thời điểm mà làn sóng người Việt vượt biên, vượt biển tỵ nạn lên đến tột độ. Hàng triệu người Việt liều chết để ra đi. Hàng trăm ngàn người Việt bỏ mạng trong lòng biển và trong rừng núi.

Trên báo Đoàn Kết ngày 31.5.1980 có bài “Đọc thư nhà” của Đặng Tiến, cũng ký tên Nam Chi. Trong bài có những đoạn đáng lưu ý như sau:

“Xa nước mười mấy năm qua, kỳ hè vừa qua tôi mới có dịp về thăm quê hương trong hai tháng. Lúc về Pháp, mãi cho đến bây giờ, con người tôi nó cứ ngẩn ngơ như kẻ ốm tương tư. Chạm đến da thịt của đất nước, mình bỗng thấy đời sống ở nước ngoài, dù được ưu đãi đến đâu, vẫn phù phiếm.” (…)

“Đọc những dòng thư đậm đạp như thế, tôi vừa phấn khởi, vừa băn khoăn. Phấn khởi vì quê nhà cái mưa, cái nắng vẫn bình thường. Ngọn lúa vẫn trổ bông. Người bạn dạy học vẫn dạy học và tìm cách giới thiệu cái hay, cái lạ. Người nhạc sĩ vẫn hát, và hát nhiều, hát lành mạnh. Người bạn họa sĩ vẫn vẽ, vẽ đẹp và vẽ lớn. Và người làm thơ thì vẫn làm thơ.

“Tôi lại cũng băn khoăn vì thấy đời sống của mình ở xứ người, chắp vá, đắp đổi, là một cái gì không bình thường. Và không bình thường trong cơ bản. Ngược lại, quê hương như một dòng sông đang chảy về phía đồng bằng, mỗi ngày một điều hòa. Và cũng như mọi dòng sông, nó có tiếp thu, có gạn lọc, và cũng có đào thải.

“Cái băn khoăn của tôi là: làm sao cho khỏi bị đào thải đây?”

Vương Thế Lan viết tiếp:

Về những lời Đặng Tiến phát biểu trong bài “Đọc thư nhà”, tôi vừa đọc vừa liên tưởng đến lời của ông giáo sư Việt kiều Trần Thanh Vân. Năm 2009, ông Vân nói: “Sống ở Việt Nam rất hấp dẫn và sung sướng hơn nhiều ở nước ngoài.” Năm 1980, ông Đặng Tiến nói: “Chạm đến da thịt của đất nước, mình bỗng thấy đời sống ở nước ngoài, dù được ưu đãi đến đâu, vẫn phù phiếm…” Vì Đặng Tiến là nhà văn nên phát biểu văn hoa hơn, nhưng lời của Đặng Tiến và lời của Trần Thanh Vân cũng cùng một ý, và hai người này giống nhau ở việc cả hai đều không chịu về sống luôn ở Việt Nam cho sướng, mà cứ ở mãi bên Pháp để phải chịu cuộc sống “khổ sở và phù phiếm vô nghĩa!” Chỉ thỉnh thoảng họ mới về hưởng chút ít cái họ cho là “rất sướng” ở Việt Nam.

Về nỗi băn khoăn của Đặng Tiến: “Làm sao cho khỏi bị đào thải đây?”, thì hiển nhiên ông đã biết cách làm cho mình không bị đào thải, bằng cây bút của ông. Tôi còn nhớ, năm 1980 hay 1981, Đặng Tiến đã ký tên thật của mình (chứ không dùng bút danh) dưới một bài viết trên báo Đoàn Kết với mục đích chào đón ông Tố Hữu sang Pháp. Tôi đã đọc bài báo đó và thấy Đặng Tiến thật là giỏi. Số báo ấy đang nằm lẫn lộn đâu đó giữa đống giấy tờ và báo cũ trong garage nhà tôi mà tôi tìm chưa thấy. Hôm nào tìm ra tôi sẽ chụp lại rõ ràng để bạn đọc có dịp thưởng thức nguyên văn.

Năm nay, 30 năm sau cái ngày Đặng Tiến băn khoăn “làm sao cho khỏi bị đào thải đây?”, quyển “Thơ – Thi pháp và chân dung” của ông đã được chính thức in 1000 bản ở Hà Nội, mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào về kiểm duyệt. Bây giờ thì ông đang hồ hởi chuẩn bị cho in cuốn sách tiếp theo. Vậy là ông đã không bị đào thải bởi chế độ. Ông đã được chế độ đón nhận. Ông giỏi thật. Xin chúc mừng ông.

Vương Thế Lan

CTHĐ Sao Y Bổn Chánh.

CT Hà Đông bàn loạn:

Nghe nói ở Hà Nội Đen có loan truyền mấy câu Thơ Nhất Lập cũng của Nhà Thơ Sờ Bụng Vợ Chửa Cắc Ké Đăng Tiến nhưng khác với mấy câu trong bài quí vị vừa đọc. Mấy câu được tác giả sưả ấy là:

“Cha muốn nói với con Những lời nói nửa nôn, nưả oẹ Dưới năm ngón tay cha sờ bụng mẹ Con có nghe Bác Hồ muôn kính, ngàn yêu đang ngọ ngoẹ?”

Nhắc lại và nhấn mạnh: Chính tác giả Nhà Thơ Chánh Tổng sửa sai mấy câu trên. Nhà Thơ viết trong Di Chúc Cắc Ké:

“Trên năm ngón tay cha sờ bụng mẹ” là sai. Bọn “phản động” chúng nó sửa Thơ của tôi. Phải là “Dưới năm ngón tay..” vì lúc ấy không có lý vợ tôi chổng mông và tôi nằm dưới. Dù “dưới năm ngón tay..” tôi vẫn không hài lòng lắm, vì sờ là sờ bằng lòng bàn tay, nào ai lại sờ bụng vợ bằng năm ngón tay bao giờ. Còn chi tiết lịch sử lúc tôi sờ như thế thì “Bác Hồ muôn kính, ngàn yêu ngọ ngoe” là đúng.”

Lại nghe nói ở xứ Bắc Kỳ có mấy cô mò cua, bắt ốc, cảm khái cách gì vì lời thơ Chánh Tổng Việt Paris ca tụng việc các cô vừa lom khom mò cua, bắt ốc, nước ruộng lim rim lên đến bẹn, rêu theo nước bám dzô, vừa ngưá vừa gãi, vừa dzùng súng Mút-cơ-tông Tây quăng từ năm Min Nớp Săng Cát Toóc bắn Máy Bay 52 Mỹ rơi ngay cửa mình — cửa nhà mình, tức cửa nhà của mấy cô — nên mần mấy câu Thơ hoạ lại:

Ai ơi đừng nói lêu têu Về nước bắt ốc cho rêu lám bồn. * Sống chui luồn ở Pa ris Bơ Sưã làm chi cho nhục Kiếp Chồn. Chồn mà Yêu Nước thì Chồn về đây. Chồn đừng dzở dzọng Chồn Lây!

– – – – – – – – – – – – –

* Ca Dzao Bắc Kỳ:

Cơm ngày hai bữa nửa niêu Tội gì bắt ốc cho rêu lấm bòn! Cơm ngày hai bữa nửa lon Tội gì ở Pháp cho bòn dzính lô!

Filed under: Viết Ở Rừng Phong |

This post was last modified on Tháng ba 27, 2024 7:05 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268