Vẻ đẹp phong cách thơ Y Phương trong bài thơ “Nói với con”

Chân phải bước tới cha/Chân trái bước tới mẹ/Một bước rụng tiếng nói/Hai bước rơi tiếng cười…

Nhà thơ dùng động từ “rụng”, “rơi” phải chăng là sự hồi hộp, mong đợi lo lắng cho bước chân đầu tiên của con mình? Bước chân nghiêng ngả, chực ngã trước vòng tay đón đợi của cha mẹ? Đó là khoảnh khắc thời gian đầu tiên cuộc đời mỗi con người được nhà thơ mô tả bằng động từ “rụng”, “rơi” rất đáng yêu của mình với con.

Rồi tình cảm của người cha cứ lớn dần theo chiều cao của con, soi ngắm từng bước đi của con, dạy dỗ con bằng lời dạy rất chân tình, bộc trực của người miền núi: Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn/Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn/Sống trên đá (đừng chê đá gập ghềnh)/Sống trong thung (không chê thung nghèo đói)/Ta như sông như suối.

Bằng lời thơ nhẹ nhàng, sâu xa, nhà thơ “chắt” vào con ý thức nhân sinh đẹp đẽ, đó là tình yêu quê hương, bản quán. Dẫu mai này con có đi vào vòng đời bất tận diễn biến của thời gian, không gian thì cũng không thể bị vùi lấp vào hào nhoáng của đô hội, không quên đi xứ sở chôn nhau, cắt rốn… Nhà thơ nói với con như nói với chính mình, đó chính là vẻ đẹp tự nhiên, là niềm tự hào nhân sinh trong tâm hồn nhà thơ bởi: Ta như sông như suối, câu thơ phóng khoáng, miên man qua phép so sánh ẩn dụ thể hiện tính cách mộc mạc, chân chất vốn có của người miền núi.

Người đồng mình thô sơ da thịt/Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con/Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/Còn quê hương thì làm nên phong tục/Con ơi tuy thô sơ da thịt. Đọc những câu thơ trên, cảm giác chói lòa, ngút ngàn đá núi đã nâng nhãn quan của người xứ núi lên một tầm rất cao, rất xa. Dù người xứ núi da thịt thô ráp bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng thiên nhiên và con người miền núi cũng vô cùng gần gũi. Nhà thơ dùng động từ “kê”, thể hiện sức mạnh của con người, sự hài hòa của con người với thiên nhiên: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. Câu thơ giản dị, tương đồng cùng sự liên tưởng của nhà thơ gieo cảm giác tự hào được “kê cao quê hương”. Nhà thơ Y Phương đã chọn cách sáng tạo thơ rất nhạy bén, sâu sắc, tinh tế, liền mạch và tự nhiên thể hiện tình yêu của mình đối với con, với quê hương. Cuối cùng nhà thơ nói với con bằng một niềm kiêu hãnh: Lên đường/Không bao giờ nhỏ bé được/Nghe con.

Chất thơ sung mãn, lối viết khoáng đạt giàu hình ảnh, giàu sắc thái dung hòa con người với tự nhiên đã tạo cho thơ Y Phương có sức sống rất bền. Đó chính là giá trị nhân văn làm nên vẻ đẹp của phong cách thơ Y Phương.

This post was last modified on Tháng Một 28, 2024 11:52 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268