Một số sự kiện trong ngày 6 tháng 11:

Thành công lớn của Hội nghị là đã đặt vấn đề khởi nghĩa vũ trang vào chương trình nghị sự của Cách mạng Đông Dương.

* Ngày 6-11-1967, Hồ Chủ tịch gửi điện tới Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô về việc ngày 4-11 Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô quyết định tặng Người Huân chương Lênin – Huân chương cao quý nhất của Liên Xô. Hồ Chủ tịch đã tỏ lòng cảm ơn Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Xô viết tối cao Liên Xô, Chính phủ Liên Xô, đồng thời, bằng những lời lẽ hết sức chân thành, Người đề nghị: “Hãy tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ cao quý ấy. Đến ngày nhân dân chúng tôi đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, tôi sẽ đại diện cho toàn thể đồng bào tôi trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lênin vĩ đại”.

* Ngày 6-11-1967, quân và dân Hà Nội đã bắn rơi chiếc máy bay F105 của Giặc Mỹ. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ 2.500 bị bắn rơi trên miền bắc nước ta là chiếc thứ 200 bị quân dân Thủ đô bắn rơi tại Hà Nội. Trong hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, quân và dân thủ đô Hà Nội đã bắn rơi 351 máy bay Mỹ, trong đó 32 chiếc B52 và 2 chiếc F111. Hà Nội xứng đáng là Thủ đô của “Phẩm giá con người” như bạn bè quốc tế ca ngợi.

* Ngày 6-11-1979, khởi công xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình trên Sông Đà. Đến ngày 4-4-1994, tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hoà điện vào lưới điện quốc gia. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có công suất 1.920 mêga oát. Đây là thành quả của 15 nǎm lao động gian khổ, sáng tạo của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô. Có 168 người (trong đó có 11 công dân Liên Xô) đã hy sinh tính mạng vì dòng điện ngày mai. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một công trình thuỷ điện lớn bậc nhất ở châu Á.

Thế giới

* Ơgien Pôchiê sinh ngày 6-11-1816 và qua đời nǎm 1887 Ông là nhà thơ cách mạng vô sản Pháp, tác giả lời bài “Quốc tế ca” – bài ca đấu tranh của công nhân toàn thế giới. Ông đã từng cầm súng chiến đấu cho công xã Pari (tháng 3-1871). Ơgien Pôchiê được Lênin gọi là “nhà tuyên truyền vĩ đại của cách mạng vô sản”.

* Clốt Lui Béctôlê sinh nǎm 1794 và mất ngày 6-11-1822. Ông là nhà hoá học người Pháp đã tìm ra tính tẩy màu của hipôcrolit (nước gia-ven), chế thuốc nổ clorát, nêu ra định luật về phản ứng thuận nghịch giữa muối, axit và badơ. Ông cũng chứng minh không phải mọi axit đều chứa oxigen. Béctôle cùng với Môngơ lập trường Đại học Bách khoa, cùng với Laplaxơ lập Hội bác học Accơi. Ông là viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp.

* Piốt Ilitsơ Traicôpxki là nhạc sĩ nổi tiếng nước Nga. Ông sinh nǎm 1840 và qua đời ngày 6-11-1893 Nǎng khiếu âm nhạc của Traicôpxki bộc lộ khá sớm. Nǎm 21 tuổi, ông vào học tại nhạc viện Pêtecxbua và tốt nghiệp xuất sắc. Từ nǎm 1866 đến nǎm 1878, ông làm giáo sư dạy nhạc tại nhạc viện Mátxcơva. Thời gian này, ông sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng cho vở balê “Hồ Thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng” và vở ca kịch “Épghênhi ônhêghin” (lấy đề tài trong bản trường ca của Puskin). Traicôpxki sáng tác hầu hết các thể loại âm nhạc. Ông là một trong những người đặt nền móng cho nhạc giao hưởng cổ điển Nga. Trong lịch sử âm nhạc thế giới, ông được ghi nhận là người cách tân xuất sắc thể loại vũ kịch (balê).

* Ngày 6-11-1996, hơn 2000 người thiệt mạng trong một trận đại hồng thủy tại bang Andhra Pradesh, Ấn Độ.

This post was last modified on Tháng hai 27, 2024 2:59 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268