Bài viết Cách giải Bài toán khử oxit kim loại bằng C và CO với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài toán khử oxit kim loại bằng C và CO.

Cách giải Bài toán khử oxit kim loại bằng C và CO (hay, chi tiết)

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

M2On + nCO −tº→ 2M + nCO2↑

– Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố C để giải toán kết hợp với định luật bảo toàn khối lượng.

moxit KL + mCO = mKL + mCO2

→ nO(Oxit) = nCO = nCO2 và moxitKL = mKL + mO

Chú ý: Đốt cháy Cacbon bởi oxi: Có 2 trường hợp

+) Nếu thừa oxi: C + O2 → Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 và O2 (dư).

+) Nếu thiếu oxi: C + O2 → Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 và CO dư.

Ví dụ minh họa

Bài 1: Khử 16g hỗn hợp các oxit kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO, PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 g. Tính thể tích khi CO đã tham gia phản ứng (đktc)

Lời giải:

Áp dụng ĐLBT khối lượng

nCO2 = nCO = x mol

moxit + mCO = mCR + mCO2

16 + 28x = 11,2 + 44x ⇒ x=0,3

⇒ VCO = 6,72 lit

Bài 2: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Tính tổng khối lượng 2 oxit trong hỗn hợp đầu.

Lời giải:

Phương trình phản ứng:

4CO + Fe3O4 → 4CO2↑ + 3Fe

CO + CuO → CO2↑ + Cu

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

nCO2 = nCaCO3 = 5/100 = 0,05 mol

Áp dụng định luật bảo toàn nguên tố C ta có: nCO = nCO2 = 0,05 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: moxit kl + mCO = mkl + mCO2

⇒ moxit kl = 2,32 + 0,05.44 – 0,05,28 = 3,12 gam

Bài 3: Khử hoàn toàn 32,20 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO bằng CO ở nhiệt độ cao thu được 25,00 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được V lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch chứa m gam muối (không chứa NH4NO3). Tính thể tích khí NO thoát ra và m gam muối thu được

Lời giải:

Ta có: nCO = nCO2 = x mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : moxit kl + mCO = mkl + mCO2

⇔ 32,2 + 28x = 25 + 44x ⇒ x = 0,45 mol

Trong quá trình phản ứng chỉ có sự thay đỏi số oxi hóa của C và N.

Phương trình cho nhận e: C+2 – 2e → C+4 ; N+5 + 3e → N+2

Áp dụng bảo toàn e cho toàn quá trình ta có: 0,45.2 = 3.nNO ⇒ nNO = 0,3 mol

Vậy thể tích khí NO thu được là V = 0,3.22,4 = 6,72 lít

nNO3- tạo muối = 3nNO = 0,3.3 = 0,9 mol

Khối lượng muối thu được là m = mkl + mNO3- = 25 + 0,9.62 = 80,8 gam.

B. Bài tập trắc nghiệm

– CO khử được các oxit kim loại đứng sau Zn trong dãy hoạt động hóa học.

Bài 1: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?

A. 3CO + Fe2O3 −tº→ 3CO2↑ + 2Fe

B. CO + Cl2 → COCl2

C. 3CO + Al2O3 −tº→ 2Al + 3CO2↑

D. 2CO + O2 −tº→ 2CO2↑

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 2: Nhóm gồm các khí đều cháy được (pứ với oxi) là:

A. CO, CO2. B. CO, H2. C. O2, CO2. D. Cl2, CO.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 3: Khí B có tính chất: rất độc, không màu, ít tan trong nước, cháy trong không khí sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Khí B là:

A. H2. B. CO. C. Cl2. D. CO2.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 4: Dẫn luồng khí CO qua hổn hợp Al2O3, MgO, Fe2O3, CuO (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

A. Al2O3, MgO, Fe, Cu

B. Al,Fe,Cu,Mg

C. Al2O3, Mg, Fe, Cu

D. Al2O3, MgO, Fe3O4, Cu

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 5: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm

A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu.

C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 6: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng.. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,48 gam. Giá trị của V là

A. 0,448. B. 0,672 C. 0,224. D. 0,560.

Lời giải:

Đáp án: B

nCO + nH2 = nO = mcr giảm/16 = 0,03 mol ⇒ V = 0,03.22,4 = 0,672 lít

Bài 7: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 56 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 49,6 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là

A. 48 gam. B. 40 gam. C. 16 gam D. 32 gam.

Lời giải:

Đáp án: C

nCuO = nO = ncr giảm = (56-49,6)/16 = 0,4 mol ⇒ mCuO = 0,4.64 = 16 gam

Bài 8: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 33,6 gam Fe và 17,92 lít khí CO2 (đktc). Công thức của X và giá trị V lần lượt là

A. Fe3O4 và 17,92. B. Fe3O4 và 8,96

C. FeO và 8,96 D. Fe2O3 và 17,92.

Lời giải:

Đáp án: A

nCO = nCO2 = 0,8 mol ⇒ V = 17,92 lít; Gọi CT của X là: Fe2On; nFe2On = nFe/2 = 33,6/2.56 = 0,3 mol; mFe2On = 33,6 + 44.0,8 – 28.0,8 = 46,4; MFe2On = 46,4/0,3 = 464/3 ⇒ 56.2 + 16n = 464/3 ⇒ n = 8/3. X là Fe3O4

Bài 9: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 19 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A.12,768 B. 2,128 C. 4,256 D. 8,512

Lời giải:

Đáp án: C

nCO = nCO2 = nCaCO3 = 19/100 = 0,19 mol ⇒ V = 0,19.22,4 = 4,256 lít

Bài 10: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng V lít khí CO (vừa đủ) thu được chất rắn C. Hòa tan hoàn toàn chất rắn C thu được bằng dung dịch axit HNO3 thu được 6,72 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là:

A. 6,72 lít B. 8,96 lít C. 10,08 lít D. 11,2 lít

Lời giải:

Đáp án: C

Bảo toàn e cho C, N ta có 2nCO = 3nNO ⇒ nCO = 0,3.3/2 = 0,45 ⇒ V = 10,08 lít

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

  • Dạng 1: Bài tập lý thuyết về tính chất hóa học của Cacbon, Silic
  • Dạng 2: Bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
  • Dạng 4: Các dạng bài tập về muối Cacbonat
  • Dạng 5: Các dạng bài tập về Silic và hợp chất
  • 70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải (cơ bản – phần 1)

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

This post was last modified on Tháng hai 24, 2024 12:42 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268