Phương pháp giải một số dạng bài tập về đo độ dài

Video giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất

Dạng 1: Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước đo

– Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên thước.

– Xác định độ chia nhỏ nhất ta thực hiện theo các bước sau:

+ Xác định đơn vị đo của thước.

+ Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).

+ ĐCNN =(số lớn – số bé)/n ( có đơn vị như đơn vị ghi trên thước).

Ví dụ: Trên thước kẻ có ghi số lớn nhất là 30 cm. Giữa số 1 và số 2 có 5 khoảng chia thì thước đó có:

+ Giới hạn đo (GHĐ) là 30 cm

+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) ( = frac{{2 – 1}}{5} = 0,2cm)

Dạng 2: Cách đặt thước và đọc kết quả

– Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

– Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật theo công thức:

(l = N + left( {n’.DCNN} right))

Trong đó:

+ N là giá trị nhỏ nhất ghi trên thước mà ở gần đầu kia của vật cần đo.

+ n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Ví dụ:

Dựa vào hình vẽ trên ta có:

+ Giữa số 0 và số 1 có 5 khoảng chia => n = 5

+ ĐCNN ( = frac{{1 – 0}}{5} = 0,2cm)

+ N là giá trị nhỏ nhất ghi trên thước mà ở gần đầu kia của vật cần đo => N = 7

+ n’ là số khoảng chia kể từ vạch N = 7 đến vạch chia gần nhất với đầu kia của vật => n’ = 3

Vậy chiều dài của bút chì là:

(l = 7 + left( {3.0,2} right) = 7,6cm)

Dạng 3: Cách ước lượng và chọn thước đo phù hợp

– Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán độ dài cần đo khoảng bao nhiêu.

– Chọn thước đo:

+ Kích thước cần đo lớn: Chọn thước đo có GHĐ lớn sao cho số lần thực hiện đo là ít nhất (Nếu có hai thước đo cùng GHĐ thì ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất).

+ Kích thước cần đo nhỏ: Cần có độ chính xác cao nên ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất.

Tùy thuộc vào hình dạng của vật cần đo độ dài mà ta chọn thước kẻ, thước mét, thước dây hay thước kẹp.

Ví dụ:

+ Muốn đo độ dài của cái bàn ta dùng thước mét.

+ Muốn đo độ dày của quyển vở ta dùng thước kẻ.

+ Muốn đo đường kính của viên bi ta dùng thước kẹp.

+ Muốn đo chu vi của thân cây ta dùng thước dây.

Loigiaihay.com

This post was last modified on Tháng ba 26, 2024 4:49 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268