ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tại Cầu Giấy (Hà Nội) cách đây 137 năm, đã lưu danh hai trận thắng thực dân Pháp, đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, hai chỉ huy nổi tiếng là P.Gác-ni-ê và H.Ni-vi-ê đã bị tiêu diệt vào tháng 12/1873 và tháng 5/1883. Người có công đầu trong hai trận thắng đó là Quân Vụ đại thần Hoàng Kế Viêm. Hai trận thắng đó đã góp phần làm nên Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội ngày nay.

Theo Phó Giáo sư Hồ Khanh, Phó Viện Trưởng Viện Lịch sử Việt Nam cho biết: Năm 1873, thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội, mở đầu chinh phục Bắc Kỳ lần thứ nhất. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, quân triều đình đã kiên cường chiến đấu, nhưng cuối cùng thành Hà Nội thất thủ. Một bộ phận lực lượng quân triều đình bí mật rút lên Sơn Tây, gia nhập quân của Thống đốc Hoàng Kế Viêm. Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, mặc dù chưa có lệnh của triều đình, nhưng Hoàng Kế Viêm đã cùng Tôn Thất Thuyết chủ động kéo quân từ Sơn Tây về phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, phục kích quân Pháp ở Cầu Giấy (21-12-1873), tiêu diệt nhiều quân giặc, trong đó có Đại úy P.Gácniê. Trận đánh đó làm cho quân Pháp hết sức hoang mang, dao động. Nhân đà thắng lợi ấy, nhân dân các địa phương nổi dậy khắp nơi.

Sau trận Cầu Giấy lần thứ nhất (12-1873), thực dân Pháp biết rằng chưa thể chiếm được Bắc Kỳ, nên tạm “xuống thang” tranh thủ ký với triều đình Huế hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1974). Theo nội dung Hiệp ước, quân Pháp rút đại bộ phận về Nam, chỉ để lại một lực lượng nhỏ ở Hải Phòng.

Năm 1882, thực dân Pháp lại đánh thành Hà Nội, mở đầu cuộc đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai. Để tấn công quân Pháp, Hoàng Kế Viêm đưa quân áp sát Hà Nội, tổ chức một đội quân, giao Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy đột nhập vào thành và cho dán yết thị thách thức Rivie ra vùng Hoài Đức quyết đấu, đồng thời khẩn trương bố trí sẵn trận địa ứng chiến ở Cầu Giấy. Ông chia lực lượng thành ba cánh, lập trận địa theo hình vòng cung từ làng Dịch Vọng Tiền sang Dịch Vọng Trung đến Hạ Yên Quyết, sẵn sàng đón đánh quân Pháp. Đúng như dự kiến, rạng sáng ngày 19 tháng 5 năm 1883, Rivie hùng hổ dẫn hơn 500 quân, có đại bác yểm trợ, hành quân theo đường Cầu Giấy (Hà Nội) ra Hoài Đức. Chờ cho quân Pháp nằm gọn vào trận địa phục kích, quân triều đình bất ngờ xông ra chặn đánh quyết liệt. Sau hai giờ chiến đấu, quân triều đình đã tiêu diệt gần 100 sĩ quan và binh lính Pháp, trong đó có chỉ huy Rivie.

Cùng quan điểm với Phó Giáo sư Hồ Khanh; Đại tá, tiến sỹ Trần Ngọc Long cho biết: Chiến thắng Cầu Giấy 1873 và 1883 là niềm tự hào của quân và dân ta trong buổi đầu chống quân xâm lược Pháp. Đó là những khúc tráng ca trong bản anh hùng ca Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Tài liệu lưu trữ của của ta và Pháp hiện còn đều cho thấy “kiến trúc sư” của những chiến thắng lẫy lừng đó chính là quan Đại thần Hoàng Kế Viêm. Lâu nay, khi đề cập đến trận chiến Cầu Giấy, trong rất nhiều tài liệu chỉ thấy nhắc đến đội quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Như vậy là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử bởi chính Hoàng Kế Viêm là người bày binh bố trận, lập kế hoạch cụ thể cho các trận phục kích tại Cầu Giấy, tiêu diệt hai chỉ huy của quân Pháp là P.Gác-ni-ê và H.Ni-vi-ê. Đội quân Cờ Đen lúc này không còn hoạt động độc lập nữa mà đã là lực lượng phối thuộc dưới trướng của Hòang Kế Viêm. Chính Hoàng Kế Viêm đã điều đội quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc từ Hưng Hoá về Sơn Tây làm lực lượng tiền phong đánh quân Pháp. Và cũng chính Ông là người đã nghĩ ra cách khích lệ tinh thần binh sỹ độc đáo trước khi xung trận. Trước trận Cầu Giấy, Hoàng Kế Viêm tuyên bố trước ba quân sẽ ban thưởng vàng theo cấp số nhân cho những ai tiêu diệt được nhiều quân Pháp. Kết quả là binh sỹ đã dũng cảm lăn xả vào tử chiến với quân địch, chém đầu chỉ huy của chúng.

Trong trận Cầu Giấy lần 2 (tháng 5 năm 1883) trong vai trò chỉ huy đại quân đóng tại tổng hành dinh Hoài Đức, Hoàng Kế Viêm đã bày binh bố trận, đưa quân Pháp rơi vào ổ phục kích tại Cầu Giấy và tiêu diệt được tổng chỉ huy Riviê.

Những công lao to lớn của Hoàng Kế Viêm góp phần đánh bại quân Pháp, bảo vệ Thăng Long, Hà Nội. Tuy nhiên, công lao đó lại ít được sử sách đề cập đến. Trong bài tham luận Giáo sư Đinh Xuân Lâm tại hội thảo “Hoàng Kế Viêm với tiến trình lịch sử cận đại” mới đây đã nêu rõ với công lao to lớn của ông và công lao đó cần được nhấn mạnh trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội./.

This post was last modified on Tháng ba 26, 2024 2:06 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268