Al + HCl → AlCl3 + H2

Al + HCl → AlCl3 + H2

Al + HCl → AlCl3 + H2

Al + HCl → AlCl3 + H2 là phản ứng thế, trong nội dung sau sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), …

Phương trình phản ứng Al ra AlCl3

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑

Điều kiện phản ứng xảy ra giữa Al và HCl

Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa HCl và Al; Nhiệt độ thường

Al + HCl có hiện tượng gì?

Al + HCl có hiện tượng là Al tan dần, có bọt khí không màu xuất hiện.

Tính chất vật lý của nhôm (Al)

– Nhôm (bắt nguồn từ tiếng Pháp: aluminium) là tên của một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13.

– Nhôm thuộc kim loại, có màu sắc trắng ánh bạc, mềm và nhẹ. Nhôm có tính phản chiếu cao cũng như có tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Nhôm là kim loại không độc và có tính chống mài mòn.

– Là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, nóng chảy ở nhiệt độ 660 độ C

– Nhôm rất dẻo, có thể dát được lá nhôm mỏng 0,01 mm dùng để gói thực phẩm

– Nhôm nằm ở nhóm IIIA và chu kì 3

– Nhôm có cấu trúc tinh thể là lập phương tâm diện.

Tính chất hóa học của Al

Nhôm là kim loại có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e

1. Tác dụng với phi kim

a) Tác dụng với oxi

Al bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit Al2O3 rất mỏng bảo vệ.

b) Tác dụng với phi kim khác

2. Tác dụng với axit

+ Axit không có tính oxi hóa: dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑

+ Axit có tính oxi hóa mạnh: dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng.

Nhôm bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc nguội.

3. Tác dụng với oxit kim loại (Phản ứng nhiệt nhôm)

Lưu ý: Nhôm chỉ khử oxit của các kim loại đứng sau nhôm

4. Tác dụng với nước

– Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al (hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg thì Al sẽ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường)

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2↑

5. Tác dụng với dung dịch kiềm

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

6. Tác dụng với dung dịch muối

– Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Tính chất vật lý của HCl

Axit Clohidric (viết tắt là HCl) là một hợp chất vô cơ có tính axit mạnh, tồn tại ở 2 dạng đó là lỏng (tạo ra từ sự hòa tan khí hydro clorua trong nước) và khí.

Một số tên gọi khác: Axit clohydric, Axit hidrocloric, Axit muriatic, Cloran.

– Khi ở dạng khí, HCl không màu, có mùi xốc, nặng hơn không khí và tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit mạnh.

– Khi ở dạng lỏng, HCl loãng không màu. Ở dạng đậm đặc 40%, axit HCl có màu vàng ngả xanh lá và có thể tạo thành sương mù axit, có khả năng ăn mòn và làm tổn thương các mô của con người.

– Độ hòa tan trong nước: 725g/l ở 20 độ C.

– Trọng lượng phân tử: 36,5 g/mol.

– Dung dịch HCl dễ bay hơi.

Tính chất hóa học của HCl

Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.

1. Tác dụng chất chỉ thị

Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)

HCl → H+ + Cl-

2. Tác dụng với kim loại

Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2

Cu + HCl → không có phản ứng

3. Tác dụng với oxit bazo và bazo

Sản phẩm tạo muối và nước

NaOH + HCl → NaCl + H2 O

CuO + 2HCl CuCl2 + H2 O

Fe2 O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2 O

4. Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

(dùng để nhận biết gốc clorua )

Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……

4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl + 2H2 O

K2 Cr2 O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2 O

Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan ( cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)

3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl → NO + Cl

Au + 3Cl → AuCl3

Cách thực hiện phản ứng hóa học Al + HCl

Để thực hiện phản ứng này, bạn có thể làm theo các bước sau:

– Chuẩn bị vật liệu:

Nhôm (Al) bột hoặc lá nhôm

Axit clohidric (HCl) đậm đặc hoặc loãng

– Cho nhôm vào axit clohidric:

Nếu sử dụng nhôm bột, bạn có thể cho nhôm vào axit clohidric trong bình nghiền. Nhôm sẽ tan dần và phản ứng xảy ra.

Nếu sử dụng lá nhôm, bạn có thể thả các mảnh nhôm vào trong bình chứa axit clohidric. Khi phản ứng xảy ra, sẽ có khí hydrogen (H2) thoát ra.

– Quan sát và thu thập kết quả:

Khi phản ứng xảy ra, sẽ có khí hydrogen thoát ra và dung dịch axit clohidric sẽ giảm dần nồng độ.

Nếu sử dụng nhôm bột, bạn có thể quan sát các bọt khí được sinh ra. Nếu sử dụng lá nhôm, bạn có thể quan sát các mảnh nhôm tan dần.

Lưu ý:

Phản ứng giữa nhôm và axit clohidric là một phản ứng oxi-hoá khử. Axit clohidric là một chất ăn mòn mạnh, nên bạn nên đeo bảo vệ và làm việc trong môi trường thoáng mát và thông gió.

Bài tập vận dụng liên quan

Bài tập 1: Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là

A. 0,448.

B. 0,224.

C. 1,344.

D. 0,672

Lời giải:

This post was last modified on Tháng Một 14, 2024 2:07 sáng

Trần Thu Uyên: Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là thuuyen (tên thật là Trần Thu Uyên) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền. Hai năm kinh nghiệm sản xuất những nội dung như ẩm thực, giáo dục, phong thủy, sự kiện, thần số học, chiêm tinh... Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với viết lách, đặc biệt là chia sẻ góc nhìn của mình về 1 vấn đề cụ thể. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và vũ trụ xung quanh. Mình là một biên tập viên của Vui Học Tiếng Hàn. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài làm việc để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực tới mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: https://twitter.com/thuuyen268 https://www.linkedin.com/in/thuuyen268/ https://www.twitch.tv/thuuyen268/ https://www.flickr.com/people/thuuyen268/ https://dribbble.com/thuuyen268/about https://www.behance.net/thuuyen268 https://github.com/thuuyen268 https://www.scoop.it/u/thuuyen268 https://vi.gravatar.com/thuuyen268 https://www.reddit.com/user/thuuyen268 https://issuu.com/thuuyen268 https://www.goodreads.com/thuuyen268 https://myspace.com/thuuyen268/ https://trello.com/u/thuuyen268 https://www.plurk.com/thuuyen268 https://linkhay.com/u/thuuyen268 https://linktr.ee/thuuyen268 https://www.pinterest.com/thuuyen286/ www.tumblr.com/thuuyen268 https://vimeo.com/thuuyen268 https://soundcloud.com/thuuyen268 https://patreon.com/thuuyen268