30+ đoạn văn về lòng biết ơn (điểm cao).

admin

Tổng hợp đoạn văn (8-10 câu) về lòng biết ơn hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

30+ đoạn văn về lòng biết ơn (điểm cao)

Quảng cáo

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 1

Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hi sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất.

Quảng cáo

Viết đoạn văn về lòng biết ơn

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

- Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. Truyền thống về lòng biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “Lòng biết ơn”.

II. Thân bài:

* Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”?

- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.

* Biểu hiện của lòng biết ơn

- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong lòng

- Có những hành động thể hiện sự biết ơn

Quảng cáo

- Luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình

* Tại sao phải có lòng biết ơn?

- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.

- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.

- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.

* Mở rộng vấn đề

- Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.

VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ...

III. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn

- Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.

Quảng cáo

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 2

Để tiếp bước những truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, chúng ta cần phải học hỏi nhiều điều hay lẽ phải. Một trong số đó chính là đạo lý của lòng biết ơn. Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những điều tốt đẹp mà mình nhận được từ người khác. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Trong xã hội hiện nay, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp như: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên; ngày 27/7 hằng năm trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc,… Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Bên cạnh đó, biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Mỗi chúng ta cần phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp trong cuộc sống; biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước cũng là một cách thể hiện lòng biết ơn. Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng, thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách và cần kiểm điểm lại chính bản thân mình để thay đổi sang cách sống tích cực hơn. Là thế hệ của thời đại công nghệ, có một cuộc sống yên bình, chúng ta cần trân trọng những gì bản thân mình đang có và cố gắng phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 3

“Ơn ai một chút chẳng quên”, người xưa đã có câu như thế. Ấy là để nhắc nhở ta luôn phải sống biết ơn. Xuyên suốt 4000 năm lịch sử, biết ơn đã cùng nhân dân ta đi qua năm tháng, trở thành một nét đẹp truyền thống của dân tộc, được kế thừa và phát triển không ngừng. Điều đó được thể hiện rõ nét qua các lễ hội, ngày lễ hoạt động được tổ chức hàng năm của nước ta như: lễ hội Phủ Dầy, giỗ tổ Hùng Vương, ngày thương binh liệt sĩ, ngày Nhà giáo Việt Nam… Vậy tại sao ta phải sống có lòng biết ơn? Không chỉ vì đó là truyền thống của dân tộc mà bởi, ta đang sống dưới một thế giới hòa bình - trước hết là kết quả ngã xuống của vô vàn con người, ta đang được hưởng thụ, đón nhận những điều tốt đẹp nhất - mà đó chính là thành quả của người khác mang lại. Thân thể cha mẹ cho ta, nuôi ta khôn lớn. Kiến thức thầy cô trao cho ta, những hạt cơm, bữa ăn ngon là từ thức ăn những người nông dân trồng được sau bao ngày vất vả cực nhọc. Những bộ quần áo đẹp ta mặc trên người là kết quả ngày đêm miệt mài thiết kế, sản xuất của những người thợ… Bởi vậy, biết ơn là một cách thể hiện sự trân trọng, nâng niu thành quả, là lời cảm ơn chân thành nhất ta gửi tới họ. Đó cũng là một thước đo đạo đức, giá trị con người, để người khác nhìn nhận và đánh giá ta. Những người sống biết ơn sẽ được mọi người yêu mến, làm tấm gương noi theo. Ấy vậy mà hiện nay, không ít những người lại sống ích kỷ, vô ơn. Họ qua cầu rút ván, ăn cháo đá bát thậm chí là với ân nhân của mình. Những hành động, con người như vậy đáng bị xã hội lên án và phê phán. Lòng biết ơn đơn giản vậy thôi, nhưng có mấy ai làm được, bạn thì sao?

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 4

Con người Việt Nam từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó không thể không nhắc đến chính là lòng biết ơn. Biết ơn chính là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống. Bên cạnh đó, lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ để xã hội ngày càng tốt hơn. Mỗi người một hành động biết ơn nhỏ tạo nên một đất nước với truyền thống biết ơn lớn. Ngay từ hôm nay, chúng ta hãy sống với lòng biết ơn và trở thành một người vừa có tài, vừa có đức, cống hiến cho xã hội.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 5

Đất nước ta đã phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh xương máu để có được thành quả hòa bình ngọt ngào như ngày hôm nay. Chính vì thế, chúng ta phải sống với lòng biết ơn thế hệ đi trước về những công lao to lớn của họ. Biết ơn là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Biết ơn được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trước hết là ở trong suy nghĩ, tiềm thức của mỗi người. Chúng ta cần ghi nhớ công ơn thế hệ đi trước, có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công. Bên cạnh đó, chúng ta cần có những hành động thiết thực đối với những người xung quanh mình để đền ơn đáp nghĩa như: nghe lời cha mẹ, phụ giúp họ công việc nhà để tỏ lòng biết ơn công ơn sinh thành, nuôi dưỡng. Lễ phép với thầy cô để bày tỏ công ơn giáo dục,… Biết ơn không phải điều gì trừu tượng xa xôi mà nó hiện hữu ngay trong cuộc sống hằng ngày, từ những việc làm nhỏ nhất của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được những giá trị to lớn của lòng biết ơn và có những hành động đền ơn đáp nghĩa. Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống chỉ biết đến bản thân mình, coi những giá trị tốt đẹp mình đang được hưởng là điều tất nhiên,… Những người này đáng bị phê phán về lối sống ích kỉ, vô tâm của mình. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy trở thành người công dân tốt, có lòng biết ơn đối với mọi người, trau dồi bản thân để sống có ích không. Mọi nỗ lực chúng ta cố gắng hằng ngày sẽ đạt được kết quả tốt đẹp trong tương lai, hãy không ngừng hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng tích cực hơn.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 6

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng. Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn là nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. "Biết ơn" mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa. Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ. Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Lòng biết ơn luôn hiện diện xung quanh cuộc sống của chúng ta. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng. Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Đối với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 7

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Những câu ca dao tục ngữ trên hẳn là vô cùng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Câu ca ấy không chỉ đơn giản là lời ca của ông cha xưa, mà ở đó còn là bài học nhắc nhở ta về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là gì? Đó là sự ghi nhớ, tri ân và coi trọng, có khi là đáp trả lại ơn nghĩa mà người khác đã dành cho mình. Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đã được kế thừa và phát huy từ ngàn đời nay. Điều đó được thể hiện ở việc ta lập ra các đền thờ những vị vua dựng nước, những người có công với nước; những ngày lễ kỉ niệm thương binh liệt sĩ hay ngày Nhà giáo Việt Nam… Biết ơn bởi những gì ta có hôm nay đều là thành quả của những người đi trước, là nước mắt, là máu, là sự hi sinh của người khác. Nó sẽ là một trong những thước đo con người ta, là một trong những khía cạnh để người khác đánh giá và nhìn nhận. Ta biết ơn cha mẹ bởi họ cho ta một thân thể khỏe mạnh, một trái tim biết yêu thương. Ta biết ơn thầy cô bởi họ truyền cho ta kiến thức, dạy cho ta nhiều bài học ý nghĩa… Những ngày lễ, ta có những hành động đẹp để thay lời cảm ơn bày tỏ gửi đến họ. Biết ơn chẳng cần phải thể hiện bằng những hành động quá lớn lao, đôi khi chỉ là những việc nhỏ nhặt, đơn giản hơn chính là bản thân cố gắng hết mình trong cuộc sống cũng đã là lời cảm ơn chân thành nhất rồi. Ấy vậy nhưng có những con người lại sống vô ơn, ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván. Họ quay lưng lại với ân nhân, với những người cho họ nhiều thứ. Những con người như vậy thật đáng phê phán. Lòng biết ơn, bạn đã làm gì để bày tỏ hay chưa?

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 8

Từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được cha ông ta đề cao, phát huy như một truyền thống quý báu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Cùng với quan niệm trên, tục ngữ có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Nghĩa hàm ẩn là khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một bữa cơm no đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo; mặc một chiếc áo ấm áp phải biết ơn người đã thêu dệt nên. Câu tục ngữ như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên hoàn thiện hơn. Bởi, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lòng biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn. Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước. Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại như hiện nay, những giá trị truyền thống đang ngày càng mai một, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. Chính vào lúc này đây, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” - truyền thống biết ơn cần phải được đề cao hơn nữa. Bởi không có những bài học quá khứ làm sao có được thành công trong hiện tại và tương lai? Vậy nên, hãy chắt chiu những giá trị tốt đẹp từ quá khứ bằng lòng biết ơn, nhưng cũng vừa nhìn vào tương lai một cách đầy tích cực và chiến đấu với thực tại thật nhiệt huyết.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 9

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc ta, nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải ở mỗi người. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô, những người lao động đã làm ra sản phẩm cho chúng ta sử dụng hàng ngày.. Tất nhiên, công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình là vô cùng to lớn. Biết ơn làm cho cuộc sống mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác, từ đó cảm nhận niềm vui như của chính bản thân mình? Lòng biết ơn sẽ là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô... Như ông cha ta vẫn luôn nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", điều chúng ta cần làm là học tập thật tốt và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 10

Hơn cả một phẩm đức, biết ơn là một đạo lí, một cách sống, là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình với những người có công với dân tộc, đất nước. Sống có lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người, thể hiện lối sống nhân văn cao cả. Học sinh cần phải có lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô bỏi họ đã có công ơn sinh thành, chăm sóc và giáo dục chúng ta nên người. Công ơn ấy cao rộng như sông núi. Người sống có lòng biết ơn sống ân tình, thủy chung, luôn được người khác yêu mến và kính trọng. Để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với người khác, phải luôn ghi nhớ đến công ơn của người khác đối với mình; làm những việc làm thể hiện sự biết ơn như: cảm ơn, chăm sóc, thăm hỏi, giúp đỡ… Đồng thời, phê phán những hành động vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Người sống không có lòng biết ơn chỉ biết đến bản thân mình, sống ích kỉ, vô ơn, luôn bị người khác xa lánh, khinh bi, dễ thất bại trong cuộc sống này.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 11

Một trong những đức tính quý báu của con người Việt Nam đó là truyền thống về đạo lý của lòng biết ơn. Biết ơn là sự ghi nhớ, trân trọng những gì mình nhận được từ người khác từ đó có những hành động thiết thực để đền đáp công ơn đó. Người có lòng biết ơn là người có những việc làm và hành động thiết thực đẹp đẽ. Lòng biết ơn của con người Việt Nam được thể hiện ở tục thờ cúng ông bà tổ tiên, những hành động hướng về, tri ân những người có công với đất nước như: ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bác sĩ Việt Nam,… những ngày này con người ta tưởng nhớ về nhau, dành cho nhau những lời chúc, những món quà và những điều tốt đẹp nhất. Lòng biết ơn của con người giúp đất nước phát triển nhân văn hơn, giàu tình cảm hơn. Là một người học sinh, tương lai tươi sáng của đất nước, mỗi chúng ta ngay từ bây giờ hãy tích cực trau dồi và rèn luyện đức tính biết ơn để sau này trở thành một con người vừa có tài lại vừa có đức xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha ông đi trước.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 12

Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Cùng với tấm lòng biết ơn chân thành, chúng ta cần thể hiện sự biết ơn ấy thông qua những hành động thiết thực: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ….Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán, loại trừ. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 13

Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người, là lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do…Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 14

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô, những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng… Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình. Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô… Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 15

Lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mà bản thân mỗi người phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều khía cạnh như biết ơn cội nguồn, biết ơn những người sinh thành, giáo dưỡng, biết ơn những thế hệ đi trước, biết ơn cả những người giúp đỡ ta những lúc khó khăn, thất bại… Lòng biết ơn không chỉ đến từ những người, những việc lớn lao mà còn xuất phát từ những điều rất nhỏ. Đây là điều mỗi người cần ghi nhớ, để trân quý, để đáp lại bằng những hành động cụ thể với tất cả tấm lòng. Bên cạnh đó, có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Họ không ý thức, không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Cho nên, đối với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 16

Một trong những phẩm chất cần có nhất, làm nên thành công ở mỗi con người là lòng biết ơn. Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình với những người có công với dân tộc, đất nước. Đây không chỉ là một phẩm đức cao đẹp mà con là nét đẹp truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người. Chính lối sống có lòng biết ơn và hành động đền ơn đáp nghĩa làm cho cuộc sống của mỗi con người trở nên có ý nghĩa, con người có ý thức trách nhiệm hơn đối với bản thân, người thân và cộng đồng. Lòng biết ơn là ngọn nguồn của tình yêu nước, là nguồn sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước ở mỗi con người. Thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống, chúng ta phải luôn ghi nhớ đến công ơn của người khác đối với mình. Làm những việc làm thể hiện sự biết ơn như: Cảm ơn, chăm sóc, thăm hỏi, giúp đỡ… Đồng thời, phê phán những hành động vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 17

Biết ơn là một trong những phẩm chất đáng quý cần có ở mỗi người. Hiểu một cách đơn giản nhất, biết ơn là sự ghi nhớ, trân trọng công lao của bố mẹ, thầy cô và những người từng giúp đỡ và mang đến cho chúng ta cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chúng ta được sinh ra, lớn lên nhờ công sinh thành của bố mẹ, chúng ta trở thành những người có tri thức nhờ công giáo dục của thầy cô. Cuộc sống hòa bình, hạnh phúc hiện nay được cha anh ta đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu và cả cuộc đời của mình, vì vậy chúng ta cần biết ơn, trân trọng những công lao to lớn ấy. Không phải chỉ qua những hành động lớn lao mới thể hiện được lòng biết ơn mà bằng chính những hành động nhỏ bé như: có hiếu với cha mẹ, lễ phép với thầy cô, tri ân ghi nhớ công lao của những người thương binh liệt sĩ…cũng thể hiện được tấm lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của bản thân. Lòng biết ơn bắt đầu từ những hành động giản dị nhất, vì vậy chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn và hành động thiết thực để bày tỏ tấm lòng của mình. Lòng biết ơn giúp lan tỏa tình yêu thương, gắn kết giữa con người, tạo nên một xã hội nhân ái. Khi con người biết trân trọng, biết ơn những người đã từng giúp đỡ, mang đến cho mình cuộc sống tốt đẹp thì con người cũng trở nên nghĩa tình, đáng trân trọng hơn. Chúng ta hãy cùng nhau trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phẩm chất để sau này trở thành những người có tài đức, xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha ông.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 18

Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người. Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với các chuẩn mực đạo lí làm người. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được. Hay ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh. Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người. Và còn nhiều hành động, cử chỉ, việc làm thiết thực khác thể hiện sự biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, xã hội cũng tồn tại những người có lối sống vô ơn đáng lên án và phê phán. Ngày nay, đối với nhiều người, nhiều khi miệng nói cám ơn, nhưng lòng lại… vô ơn. Họ không quan tâm trước đây người ta đã giúp đỡ mình như thế nào, họ quên luôn người giúp mình, thậm chí còn phản phúc. Vì vậy, người ta thường hay ví von là "ăn cháo đá bát". Họ không chỉ khiến cho người "làm ơn" buồn, thất vọng, cảm thấy bị lợi dụng, mà lòng vô ơn còn khiến cho người ta nhận thấy sự non trẻ, thiếu trưởng thành… Có thể nói, sự vô ơn đang dần trở thành một căn bệnh vô cùng đáng sợ của thời đại mà chúng ta đang sống. Vô ơn, bạc nghĩa chính là một trong những dấu hiệu suy thoái đạo đức của con người. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết quý trọng công sức mà người khác, thể hiện lòng biết ơn của mình cũng như góp phần làm xã hội văn minh hơn.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 19

Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: Thế nào là lòng biết ơn và lòng biết ơn có vai trò và ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta? Trước hết, lòng biết ơn là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống. Lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều. Bên cạnh đó, lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Mỗi người học sinh chúng ta cần sống và ghi nhớ công ơn của những người đi trước, cố gắng học tập, trau dồi bản thân để trở thành một công dân tốt, có những hành động đền ơn đáp nghĩa thiết thực với những người đã giúp đỡ ta, những người cho ta cuộc sống tốt đẹp và những người đã hi sinh mạng sống, cuộc đời để ta có được độc lập, tự do như hiện nay. Cuộc sống vốn dĩ ngắn ngủi, chúng ta hãy sống với lòng biết ơn nhất và cố gắng phấn đấu để tốt lên từng ngày.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 20

“Đền ơn đáp nghĩa” vốn là một nghĩa cử đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam. Lòng biết ơn từ lâu đã được coi là một truyền thống đạo đức cần được gìn giữ và phát huy.

Ông cha ta xưa có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một lời nhắc nhở cho con cháu phải biết sống có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Không phải tự nhiên mà chúng ta có được cuộc sống ấm no, đầy đủ như hiện tại. Đó là thành quả của nhiều người đã vất vả làm nên. Bố mẹ không quản khó khăn, chăm lo, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Thầy cô ngày ngày đứng trên bục giảng, tận tâm truyền tải kiến thức tới học sinh… Và còn rất nhiều người đã và đang hy sinh thầm lặng, ngày đêm miệt mài lao động để đem lại cuộc sống yên bình, ấm no trên mảnh đất quê hương.

Là “người ăn quả” của ngày hôm nay, ta cần có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được trở nên ngày một đơm hoa kết trái. Trong gia đình, ta cần làm tròn bổn phận là một người con: hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng ông bà, nhường nhịn các em nhỏ… Ở trường, bản thân cần phải là một học sinh gương mẫu, nỗ lực học tập để không phụ công ơn giảng dạy của thầy cô, chăm lo nuôi dưỡng của bố mẹ.

Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện bản thân sống có đạo đức, văn minh, tránh xa các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu vẫn đang còn tồn tại hiện nay. Làm được như vậy là ta đã thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã giúp ta có được cuộc sống tươi đẹp như ngày hôm nay. Thế hệ trẻ hôm nay là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lòng biết ơn là đạo lý muôn đời, là những người tiếp nối các thế hệ đi trước, chúng ta cần có những hành động cụ thể để đạo lý này vẫn mãi được duy trì và truyền lại cho mai sau.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 21

“Sống, trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết ra những lời hát vô cùng ý nghĩa để khuyên nhủ mỗi con người sống có ích hơn. Bên cạnh việc sống có ích, mỗi chúng ta cần sống với lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn.

Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta và được răn dạy, thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ khác nhau. Lòng biết ơn là sự cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Lòng biết ơn được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: người sau nhớ ơn công lao của thế hệ đi trước, con cái biết ơn cha mẹ, người được giúp đỡ mang ơn những mạnh thường quân,… lòng biết ơn luôn tồn tại trong cuộc sống này và lan tỏa vô cùng tốt đẹp.

Lòng biết ơn được biểu hiện bằng hành động thiết thực của con người. Chúng ta biết nói “cảm ơn” khi được người khác giúp đỡ, trân trọng những việc làm của người khác đối với mình khiến bản thân mình tốt hơn. Bên cạnh đó, việc chúng ta giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hòa với mọi người, không so đo, đố kị với bất kì ai cũng là một cách lan tỏa thông điệp lòng biết ơn. Việc sống với lòng biết ơn mang lại những lợi ích và ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người.

Việc nhận ơn nghĩa từ người khác khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vượt qua được những khó khăn trước mắt, hướng đến tương lai, giá trị bền vững, lâu dài. Mỗi con người sống với lòng biết ơn thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giàu tình cảm hơn và gắn bó với nhau nhiều hơn. Bên cạnh đó, lòng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người lạnh lùng vô ơn, nhận được sự giúp đỡ, ơn nghĩa của người khác nhưng ngoảnh mặt làm ngơ hoặc đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ. Lại có những người tuy có điều kiện nhưng lại khoanh tay đứng nhìn, không giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán. Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với lòng biết ơn, yêu thương và trân trọng mọi người để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 22

Mỗi chúng ta phải biết sống hiếu thảo và biết ơn mẹ cha của mình.”Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. – Marcus Tullius Cicero. Ý câu nói này chính là mọi đức tính tốt đẹp cơ bản nhất của con người đều được gợi từ lòng biết ơn, làm người không có lòng biết ơn thì nhất định không thể nảy nở đức tính tốt. Vậy lòng biết ơn là điều gì mà lại có một sự ảnh hưởng to lớn như vậy đối với đạo đức của con người? Đó là sự hiểu biết và ghi nhớ công ơn của người đã từng giúp đỡ ta.

Lòng biết ơn có thể được biểu hiện đơn giản nhất đó là những lời “cảm ơn” của người được nhận ơn với người đã giúp đỡ, đó phải là một lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng khi người được nhận ơn cảm thấy biết ơn sâu sắc về những điều mà người khác đã cho mình. Cao hơn một lời cảm ơn là tinh thần sẵn sàng trả ơn cho người đã giúp đỡ mình bằng hành động hoặc là giá trị thiết thực bằng tất cả tấm lòng chân thành không tính toán. Nhưng dù là bằng cách nào, con người ta vẫn phải luôn ghi nhớ công ơn của người đã tạo dựng cho mình những điều tốt đẹp.

Vậy tại sao chúng ta càng biết ơn mẹ cha của mình? Trước hết, cha mẹ là những người sinh thành ra ta, cho ta sự sống, để ta được có mặt trên cuộc đời này. Pau-tốp-xki đã từng nói “ Dù người ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa thì cuộc sống cũng là một điều kì diệu”. Được có mặt trên đời này đã là một hạnh phúc, là một điều kì diệu và mẹ cha chính là người đã ban cho ta phép màu kì diệu ấy. Sau nữa, cha mẹ là những người thân thiết nhất, gần gũi nhất với mỗi con người, nếu không biết ơn mẹ cha mình thì con người sẽ chẳng bao giờ biết ơn được những người khác, hoặc nếu có thì đó cũng chỉ là những thói đời giả dối, kệch cỡm,…

Lòng biết ơn cha mẹ là một trong những đức tính bản năng và vốn có ở mỗi người. Chúng ta cần biết học cách để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với mẹ cha. Chỉ một câu nói cảm ơn khi nhận được một món quà từ cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày như giúp mẹ nấu cơm, cùng cha cắt tỉa cây cảnh,… đã khiến cho đấng sinh thành hạnh phúc biết nhường nào, Khi con cái thể hiện lòng biết ơn, cha mẹ sẽ biết rằng con cái của họ là những đứa trẻ tốt, họ sẽ cảm nhận rằng họ cũng được yêu thương chứ không phải chỉ là người trao đi yêu thương.

Hãy thể hiện lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ. Hãy bắt đầu bằng việc nói cảm ơn mỗi khi cha mẹ làm điều gì đó cho mình. Nếu bạn có thể làm điều đó đối với những người khác thì tại sao lại không thể làm thế với cha mẹ của mình? Hãy giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội, báo đền công ơn nuôi dưỡng của mẹ cha. Bên cạnh đó, xã hội cần thức tỉnh và giác ngộ những đứa con ngỗ ngược, không biết ơn cha mẹ,…Hãy trở thành một đứa con hiếu thảo với mẹ cha.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 23

Mỗi chúng ta khi được sinh ra đã mang ơn nghĩa công lao sinh thành từ cha mẹ; lớn lên mang ơn nghĩa công lao nuôi dưỡng; thành người mang ơn nghĩa công lao giáo dục. Có thể thấy, cha mẹ là những người “thợ xây” xây dựng nên mỗi chúng ta thành người. Để đền đáp những công ơn to lớn đó, mỗi người con chúng ta cần có thái độ và hành động đúng đắn. Đền ơn đáp nghĩa cha mẹ không chỉ bắt nguồn từ tấm lòng, từ suy nghĩ mà đó còn là trách nhiệm của mỗi một người con như chúng ta.

Mỗi chúng ta cần cố gắng học hành tập nghiêm túc, trở thành một công dân tốt giúp ích cho đời để bố mẹ tự hào và ngẩng cao đầu. Bên cạnh đó, chúng ta có trách nhiệm hiếu thảo, biết ơn, đền đáp công ơn cha mẹ bằng lời nói, việc làm cụ thể: phụng dưỡng cha mẹ khi về già, giúp đỡ cha mẹ về tài chính;… Hành động của chúng ta đối đáp với cha mẹ nó không chỉ thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn mà đó còn là thước đo giá trị đạo đức của con người. Mỗi chúng ta hãy hành động đẹp đẽ để xứng đáng với truyền thống quý báu của con người Việt Nam.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 24

Biết ơn thầy cô là một trong việc học lễ. Việc học lễ là việc của một đời người. Đừng nghĩ đơn giản rằng, tôi chỉ trọng thầy, khi thầy dạy bảo tôi nên người. Có thành đạt, tôi mới nhớ ơn thầy. Chúng ta phải luôn biết kính trọng thầy, biết ơn thầy dạy dỗ: học thật tốt, thành đạt trong cuộc đời là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào, một cái cúi đầu, vâng dạ của người học sinh… đủ làm thầy cô thấy ấm lòng.

Thầy cô là người đưa đò đến bến. Khi trưởng thành và thành đạt, một lúc nào đó hãy nhớ về thầy cô. Đó cũng là một trong những biểu hiện của lòng biết ơn. Phê phán những hàng động việc làm đi ngược lại với truyền thống đạo lý của dân tộc ta.“Muốn sang phải bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”. Con đường đến với tri thức là con đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người chỉ lối, là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 25

Mỗi thế hệ sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có bàn tay chăm sóc, tình yêu thương ấp ủ của cha mẹ. Nhưng bên cạnh đó để hoàn thiện một con người lại không thể không nói đến công ơn dưỡng dạy của thầy cô, những người đã cho ta tình yêu thương lớn lao, vô bờ bến và nói đúng hơn là đã tiếp sức cho sự nghiệp của mỗi chúng ta sau này. “Không thầy đố mày làm nên”. Đúng vậy, câu nói ấy không sai, dù ngắn gọn nhưng thật nhiều ý nghĩa, đã ca ngợi công ơn của thầy cô giáo đối với học sinh và nhắc nhở người học sinh cần làm tròn bổn phận của mình.

Ở nhà, chúng ta được sự giáo huấn của cha mẹ, còn đến trường thì được thầy cô truyền cho những đạo lý và hơn nữa là tri thức cần có ở mỗi con người. Đứng trên bục giảng thầy cô cũng lo lắm chứ! lo rằng học sinh có hiểu được hay không có tiếp thu những gì mình truyền đạt hay không? Những điều đó làm chúng ta càng thấy rõ hơn về tình yêu thương của thầy cô dành cho học sinh.Trải qua bao thế hệ, thì đạo đức và niềm tin của thầy cô đối với học sinh không bao giờ phai nhạt! Là học sinh chúng ta phải luôn ghi nhớ và trân trọng những công ơn to lớn ấy. Bởi xã hội dù tiến đến đâu thì con người ai ai cũng phải có lòng biết ơn đối với thầy cô giáo.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 26

Trong mỗi chúng ta, được sinh ra trên cuộc đời này, được nuôi dưỡng nên người là những ân nghĩa vô cùng cao đẹp và to lớn. Chính vì thế chúng ta cần sống với lòng biết ơn mọi người, biết ơn cuộc sống để thấy cuộc đời ý nghĩa hơn. Biết ơn chính là việc mỗi chúng ta cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Người sống có lòng biết ơn là những người biết nói “cảm ơn”, trân trọng những việc làm của người khác đối với mình khiến bản thân mình tốt hơn. Họ cũng là những người biết giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hòa với mọi người, không so đo, đố kị với bất kì ai. Khi nhận ơn nghĩa của người khác, người sống với lòng biết ơn thì biết truyền tải đi những thông điệp tốt đẹp để khiến cho xã hội này tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn có những lợi ích và vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người. Việc nhận ơn nghĩa từ người khác khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vượt qua được những khó khăn trước mắt, từ đó sống tốt hơn. Mỗi con người sống với lòng biết ơn thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giàu tình cảm hơn và gắn bó với nhau nhiều hơn. Bên cạnh đó, lòng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Từ xưa đến nay, con người Việt Nam ta luôn sống với truyền thống biết ơn. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến là các học sinh của cụ giáo Chu Văn An dù trưởng thành và có địa vị trong xã hội vẫn không quên ơn nghĩa dạy dỗ của thầy, vào ngày mừng thọ thầy, họ vẫn tề tựu đông đủ, kính cẩn với thầy… Là một học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô giáo và cố gắng vươn lên, trở thành một công dân có ích cho xã hội. Mỗi ngày rèn luyện một chút sẽ khiến cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 27

Lòng biết ơn được nhắc đến như một đức tính vô cùng quý báu của nhân loại. Đó là sự ghi nhớ, coi trọng ân nghĩa dành cho người đã từng giúp đỡ, hỗ trợ mình. Để thể hiện lòng biết ơn, con người có thể sử dụng rất nhiều cách thức khác nhau. Lấy ví dụ đơn giản như việc ta biết nói “Cảm ơn” với người đã giúp mình, tặng quà tri ân cho giáo viên,... Hay như phong tục thờ cúng, lễ Tết để con cháu bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đó đều là những điều tốt đẹp, ý nghĩa, đóng góp nhiều giá trị cho xã hội. Thế nhưng trên thực tế, vẫn còn tồn tại trường hợp sống mà chưa có lòng biết ơn. Họ lãng quên cội nguồn, thể hiện sự “vong ơn bội nghĩa” với người từng giúp đỡ mình, thậm chí là bất hiếu với chính cha mẹ ruột. Hoặc cũng có trường hợp bày tỏ lòng biết ơn sai cách, làm ra những hành động quá khích, gây ảnh hưởng đến bản thân và mọi người. Tóm lại, lòng biết ơn là rất cần thiết trong cuộc sống. Tuy vậy hãy sử dụng yếu tố đó một cách đúng đắn, phù hợp. Mỗi người hãy luôn phát huy, gìn giữ và trân trọng truyền thống đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta nói riêng và của nhân loại nói chung.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 28

Trên hành trình trưởng thành, con người không thể hoàn thiện nếu như không có lòng biết ơn. Biết ơn là hành động ghi nhớ, trân trọng những sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Điều đó được thể hiện bằng rất nhiều cách khác nhau: lời cảm ơn, những món quà, sự đền đáp tương xứng,... Ta bày tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên qua việc cúng bái. Bao lễ hội, sự kiện được tổ chức để tri ân những cá nhân, tập thể có công với xã hội như lễ hội Đền Hùng, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày Thầy thuốc Việt Nam,... Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn trường hợp sống vong ơn, bội nghĩa, sẵn sàng quay lưng với người đã từng giúp đỡ mình. Điều này là rất đáng chê trách, dễ gây ảnh hưởng xấu tới thái độ sống của thế hệ tương lai. Vậy nên để bảo vệ giá trị tốt đẹp của nhân loại, mỗi chúng ta hãy luôn giữ cho mình lòng biết ơn, biết cho đi và nhận lại. Chỉ có như vậy thì xã hội mới có thể phát triển văn minh, tiến bộ hơn từng ngày.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 29

Lòng biết ơn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta muôn đời. Như chúng ta đã biết, lòng biết ơn là sự ghi nhớ, trân trọng công lao của người khác. Điều đó được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ và hành động của mỗi người. Đó là khi ta biết ghi nhớ công lao của những anh hùng dân tộc hay trân trọng đấng sinh thành và những người thầy cô đã dạy dỗ ta nên người. Ngoài ra, đó còn là biết ơn những người đã vất vả tạo ra thành quả để ta được hưởng thụ. Trong cuộc sống, chúng ta cần có lòng biết ơn, bởi vì tất cả những gì ta được thừa hưởng ngày hôm nay không phải tự dưng mà có. Nền độc lập của nước nhà hôm nay là sự hi sinh biết bao máu, nước mắt của thế hệ đi trước. Việc thể hiện lòng biết ơn sẽ không chỉ nói lên phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà còn giúp ta gặt hái được nhiều niềm vui. Khi biết ơn cuộc đời, ta sẽ tràn đầy sức sống, cởi mở với tất cả mọi người. Lòng biết ơn là một trong những tình cảm cơ bản mà chúng ta cần có. Ta biết ơn vì mỗi sớm mai thức dậy vẫn được bên cạnh những người thân yêu, biết ơn những người ta gặp gỡ hằng ngày đã mang lại thật nhiều bài học cuộc sống.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 30

Ngày nay khi xã hội phát triển, con người bận rộn với cuộc sống riêng của mình mà trở nên vô cảm với xung quanh mà quên đi những ân đức mà chúng ta được nhận. Đã là người, đã được hưởng những giá trị tốt đẹp nhất của đất nước, của xã hội thì chúng ta cần phải sống với lòng biết ơn. Biết ơn là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Lòng biết ơn của con người Việt Nam được thể hiện ở tục thờ cúng ông bà tổ tiên, những hành động hướng về, tri ân những người có công với đất nước như: ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bác sĩ Việt Nam,… Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô. Lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Là một học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô giáo và cố gắng vươn lên, trở thành một công dân có ích cho xã hội. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phê phán những người lạnh lùng vô ơn, nhận được sự giúp đỡ, ơn nghĩa của người khác nhưng ngoảnh mặt làm ngơ đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để làm người giỏi đã khó, làm người tốt lại càng khó hơn, hãy sống với lòng biết ơn và một tinh thần cầu tiến để giúp cho xã hội ngày càng phát triển văn minh, thịnh vượng, con người yêu thương nhau hơn.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 31

Để cuộc sống bình yên và hạnh phúc, mỗi ngày mở mắt ra chúng ta hãy thấy biết ơn cuộc đời vì mình vẫn còn mạnh khỏe, biết ơn vì mình còn được cống hiến, có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Khi ta thấy biết ơn, cuộc sống này sẽ trở nên đáng sống hơn, tốt đẹp hơn. Từ đây chúng ta có thể khẳng định: biết ơn có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Biết ơn là việc chúng ta trân trọng những thứ bản thân mình đang có, đang được hưởng, là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác cũng như những thế hệ đi trước đã có công ơn với tổ quốc. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Nếu không có những sự hi sinh của thế hệ cha anh đi trước thì chúng ta không thể có được một đất nước hòa bình, hạnh phúc như hiện nay. Nếu không có sự cống hiến ngày đêm của những người hiền tài thì đất nước không thể phát triển, cuộc sống không thể no đủ như hiện nay. Và trong khi chúng ta đang say giấc thì ngoài kia còn bao con người nỗ lực làm việc, cũng bao nhiêu con người lâm vào cảnh khốn cùng, khổ đau. Chính vì thế, hãy biết ơn vì ta có được một cuộc sống hòa bình, biết ơn vì ta được sống trong no đủ, biết ơn vì cuộc sống ta vẫn bình thản, êm đềm. Vì đó là những điều tốt đẹp mà chúng ta được hưởng khi chưa cần phải nỗ lực, cố gắng làm bất cứ điều gì. Từ lòng biết ơn đó, hãy sống có ích hơn, hãy vươn lên, cống hiến, tiếp nối những truyền thống vẻ vang của thế hệ cha ông đi trước để làm cho nước nhà thêm giàu đẹp, văn minh và tiến bộ hơn. Một lần được sống trong đời, hãy ghi lại những dấu ấn tốt đẹp để con cháu mai sau có thể nhìn theo ta, lấy ta làm tấm gương để chúng học tập và noi theo.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 32

Truyền thống về lòng biết ơn là một trong những giá trị văn hóa quý báu của người Việt Nam. Biết ơn không chỉ đơn thuần là sự ghi nhớ và trân trọng những điều mà chúng ta nhận được từ người khác, mà còn là việc đền đáp công ơn đó thông qua những hành động thiết thực. Những người có lòng biết ơn là những người có những hành động đẹp đẽ và thiết thực để tri ân và đền đáp công ơn của người khác. Văn hóa biết ơn của người Việt Nam được thể hiện qua nhiều hoạt động và sự kiện quan trọng như thờ cúng ông bà tổ tiên và các ngày kỷ niệm như ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bác sĩ Việt Nam,... Những dịp này mang ý nghĩa để mọi người tưởng nhớ đến nhau và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, những món quà ý nghĩa. Lòng biết ơn giúp cho đất nước ta trở nên giàu tình cảm và phát triển nhân văn hơn. Là học sinh, chúng ta đang xây dựng tương lai tươi sáng cho đất nước, hãy tích cực rèn luyện đức tính biết ơn để trở thành con người vừa có tài vừa có đức, xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha ông đi trước.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 33

Lòng biết ơn là một trong những phẩm chất đạo đức quý giá của dân tộc ta. Trong cuộc sống, chúng ta không thể thiếu những người đã giúp đỡ, những người đã làm việc vất vả để cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp. Chính công ơn của những thế hệ đi trước đã giúp ta có được tự do và hạnh phúc ngày hôm nay. Nếu ta quên ơn những người đã giúp đỡ, thì cuộc sống của chúng ta sẽ không thể tốt đẹp hơn được. Lòng biết ơn là điểm khởi đầu để ta trở thành một con người tốt, luôn có những hành động tốt đẹp, đem lại niềm vui cho người khác. Nó cũng là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như tình yêu nước, lòng thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô. Và chúng ta cần nhớ lời nhắc nhở quý báu của cha ông ta: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Vì vậy, hãy luôn học hỏi và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 34

Trong mỗi chúng ta, khi được sinh ra và nuôi dưỡng trên cuộc đời này, chúng ta được ban tặng một kho tàng những ân nghĩa cao quý và to lớn. Do đó, để cảm nhận ý nghĩa của cuộc sống hơn, chúng ta cần sống với tấm lòng biết ơn và trân trọng mọi người và cuộc sống. Tấm lòng biết ơn đơn giản là việc đánh giá cao, tôn trọng và đáp lại những hành động, sự giúp đỡ tốt đẹp của người khác dành cho mình. Người sống với lòng biết ơn thường biết nói "cảm ơn", trân trọng những việc làm của người khác và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết, không so sánh, đố kị hay ganh đua với bất kỳ ai. Việc sống với lòng biết ơn có lợi ích và tầm quan trọng rất lớn trong cuộc sống của con người. Nó giúp chúng ta vượt qua khó khăn, rèn luyện đức tính tốt đẹp và truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Nếu mỗi người sống với tấm lòng biết ơn, thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giàu tình cảm hơn và đoàn kết hơn. Đặc biệt, trong truyền thống Việt Nam, tấm lòng biết ơn luôn được coi trọng và ghi nhận. Ví dụ như các học sinh của cụ giáo Chu Văn An, dù đã trưởng thành và có địa vị trong xã hội, vẫn luôn tôn trọng và tri ân thầy vào ngày mừng thọ thầy. Như một học sinh, chúng ta cần biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ và công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, và cố gắng phát triển bản thân để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Mỗi ngày, chúng ta có thể rèn luyện một chút để trở nên tốt đẹp hơn và đóng góp tích cực vào cuộc sống của mình và cộng đồng.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 35

Tình cảm biết ơn là một giá trị quý giá của văn hóa Việt Nam, được truyền lại qua các thế hệ. Nó thể hiện sự ghi nhớ, trân trọng và tri ân công lao của những người đã giúp đỡ và đóng góp cho cuộc sống của chúng ta. Biết ơn giúp chúng ta gắn kết với nhau và phát huy lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh cần học cách trân trọng và biết ơn cha mẹ, ông bà, thầy cô và những người đi trước đã dựng nên và giữ gìn đất nước. Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn thông qua những hành động thiết thực như chăm sóc, giúp đỡ và hỏi thăm. Đồng thời, chúng ta cần phê phán và loại trừ những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa. Sống với tình cảm biết ơn và tình nghĩa sẽ giúp chúng ta được yêu quý và trân trọng bởi mọi người. Ngược lại, sống vô ơn và ích kỉ sẽ làm rạn nứt mối quan hệ xã hội. Vì vậy, hãy sống tình nghĩa và biết ơn để trân trọng thành quả và những con người đã mang lại cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 36

Lòng biết ơn là thái độ sống quan trọng cần được trân trọng và nuôi dưỡng. Đây không chỉ là một giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn là nền tảng để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho chúng ta. Tính cách biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện sự tình cảm giữa con người với nhau. Chúng ta có thể biểu hiện lòng biết ơn theo nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như biết ơn cội nguồn, cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta, hay biết ơn những người đã giúp đỡ ta khi cần thiết. Lòng biết ơn không phải chỉ đến từ những việc lớn lao, mà còn xuất phát từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Đây là một điều mà mỗi người cần ghi nhớ và trân trọng, để đáp lại bằng những hành động cụ thể và tận tâm. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đã xem thường thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có. Điều này đồng nghĩa với việc họ không coi trọng những đóng góp của thế hệ đi trước và cống hiến của họ. Những người này thiếu nhận thức và không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Do đó, đối với thế hệ trẻ ngày nay, rèn luyện và bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn và trân trọng thành quả của quá khứ.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 37

Biết ơn không chỉ là một phẩm đức, mà còn là một đạo lý, một cách sống đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa. Đó là cách thể hiện sự trân trọng, tình cảm và lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình và đóng góp cho cộng đồng. Sống với lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người, thể hiện lối sống nhân văn cao cả. Đối với học sinh, đó là việc cần thiết để hiểu rõ công ơn của ông bà, cha mẹ, thầy cô trong việc sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta trở thành người có ích cho đất nước. Học sinh cần phải luôn ghi nhớ đến những người đã giúp đỡ mình và đáp lại bằng những hành động cụ thể như cảm ơn, chăm sóc, thăm hỏi và giúp đỡ. Đồng thời, cần phê phán những hành động vô ơn, bội nghĩa để duy trì mối quan hệ đúng mực trong cuộc sống. Người sống với lòng biết ơn sẽ được người khác yêu mến và kính trọng, vì họ biết đến sự đóng góp của người khác và đáp lại bằng tình cảm và những hành động cụ thể. Ngược lại, những người vô ơn, ích kỷ và chỉ tập trung vào bản thân sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống và bị xa lánh, khinh bỉ. Do đó, rèn luyện và bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để trở thành người có ích cho đời và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 38

Mỗi ngày khi ta mở mắt ra, để có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc, thì điều quan trọng nhất chính là ta phải biết ơn vì những điều mình đang có. Biết ơn là một thái độ cảm kích và trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đây cũng là cách để ta thấy rằng cuộc sống này đáng sống hơn và tốt đẹp hơn.

Việc biết ơn còn có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Nó là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác cũng như của những thế hệ đi trước. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay, chúng ta nên giữ gìn và noi theo truyền thống này.

Nếu không có những người hiền tài, những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh và cống hiến cho đất nước, chúng ta sẽ không có được một đất nước hòa bình, hạnh phúc như hiện nay. Việc biết ơn và trân trọng những cống hiến này là điều cần thiết để chúng ta có thể phát triển và no đủ trong cuộc sống.

Cuộc sống không chỉ là của chúng ta mà còn của những người xung quanh. Hãy biết ơn những người xung quanh đã giúp đỡ, hỗ trợ và đồng hành cùng chúng ta trong cuộc sống. Đồng thời, hãy cảm thông và giúp đỡ những người đang gặp khó khăn để chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hãy cảm ơn vì chúng ta đang có một cuộc sống bình yên, đủ đầy và ổn định. Những điều này đã được ban tặng cho chúng ta mà không cần phải nỗ lực, cố gắng để đạt được. Nhưng hãy từ lòng biết ơn đó, chúng ta cần sống có ích hơn, vươn lên, đóng góp và tiếp nối truyền thống vẻ vang của thế hệ cha ông để đưa đất nước đến những tầm cao mới. Hãy tận dụng cuộc đời này để để lại những dấu ấn tốt đẹp, để con cháu chúng ta sau này có thể học tập và lấy chúng ta làm tấm gương.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 39

Amburgh đã không sai khi khẳng định rằng "Không có kẻ nào bần cùng, thiếu thốn bằng những người không có lòng biết ơn". Thực tế, lòng biết ơn trong cuộc sống này có ý nghĩa rất lớn đối với mối quan hệ giữa con người.

Từ khi chào đời, chúng ta đều phải biết ơn đấng sinh thành đã mang chúng ta đến với cuộc sống này, dành cả tuổi thơ để chăm sóc, dạy dỗ chúng ta trưởng thành. Trong quá trình học tập, chúng ta lại biết ơn những người thầy cô đã truyền đạt kiến thức, dạy cho chúng ta những giá trị đạo đức và hướng dẫn chúng ta trở thành những người có ích trong xã hội. Cuộc sống đầy những thành tựu khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật đó là những kết quả của công sức, nỗ lực và đóng góp của rất nhiều người.

Chúng ta cần biết ơn những người đã giúp đỡ và hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống, cũng như những người đã làm việc vất vả để xây dựng xã hội chúng ta đang sống. Lòng biết ơn giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về giá trị của những gì chúng ta có được, đồng thời giúp chúng ta tôn trọng và đối xử tốt với những người xung quanh

Như một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần nhớ đến nguồn gốc và bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã có công, dù đó là những người anh hùng trong lịch sử hay những người phụ nữ trong cuộc sống thường nhật. Chúng ta không thể quên ngày giỗ tổ Hùng Vương - một ngày để tưởng niệm và bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên. Ngày Quốc tế Phụ nữ cũng là dịp để chúng ta nhớ đến sự cao đẹp của phụ nữ, những người mẹ, người chị, và những người phụ nữ bình thường trong cuộc sống. Một nét đẹp văn hóa của người Việt là tình cảm, lòng biết ơn và đạo đức tốt, và chúng ta cần giữ vững những giá trị đó. Bởi vì trong thế giới hiện đại, việc bày tỏ lòng biết ơn đôi khi trở nên xa lạ và ít được chú ý. Chúng ta cần nhìn lại đạo lý của tổ tiên và biểu hiện lòng biết ơn đúng cách, để giữ vững những giá trị đẹp của dân tộc Việt Nam.

Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà ta có thể đặt trái tim vào và cảm thấy lòng biết ơn. Có thể chỉ là một lời nhắc nhở từ người đã nhắc ta không gạt chân chống xe, hoặc là niềm vui mà người đó mang lại cho ta, hoặc một lời an ủi trong lúc ta buồn phiền. Lòng biết ơn không chỉ đơn giản là cảm kích đơn thuần vì những gì người khác đã làm cho ta, mà còn là một niềm vui khó tả khi ta nhận ra rằng trên thế giới còn nhiều điều tốt đẹp và người tốt.

Sự thúc giục bản thân giúp đỡ những người xung quanh và làm điều tốt đẹp để đáp lại lòng biết ơn đó là điều quan trọng. Sống với tấm lòng và trái tim luôn biết ơn người khác là khởi nguồn để nuôi dưỡng các đức tính tốt đẹp. Và biểu hiện cao nhất của lòng biết ơn không phải chỉ là nhớ mãi hay tưởng niệm về những người đã giúp đỡ ta, mà còn là tạo ra cơ hội để làm điều tốt đẹp hơn, tạo ra nhiều ơn nữa.

Tạo ơn không chỉ để người khác biết ơn mình, mà để biết ơn cuộc sống đã đưa ta tới nơi này và cho ta cơ hội để tạo ơn và biết ơn. Hãy sống với lòng biết ơn và tạo ra những điều tốt đẹp để thể hiện lòng biết ơn của mình.

Nếu con người không có lòng biết ơn và xã hội thiếu những suy nghĩ về những điều tốt đã được làm, thì hậu quả không chỉ đơn thuần là sự bần cùng trong tâm hồn như Amburgh đã nói, mà còn là sự lạnh lùng và vô cảm trong xã hội, gây mất chân thành trong quan hệ giữa con người. Thật đáng tiếc khi hiện nay, những người "ăn cháo đá bát" không chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích như Lý Thông bội bạcThạch Sanh, mà đã trở thành hiện thực đáng lo ngại, với các hành động tàn ác như giết cha để lấy tiền đi chơi và các hành động lật lọng vô tình đáng bị chỉ trích.

Lòng biết ơn không chỉ là về cảm xúc và tình người, mà còn là về tính cách và hành động của mỗi người.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 40

Lòng biết ơn là một trong những đức tính quý báu của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Nó là thái độ cảm kích và trân trọng trước những hành động và việc tốt đẹp mà người khác làm cho chúng ta. Điều đó không chỉ giúp chúng ta đối đãi tốt với người khác mà còn giúp chúng ta tốt lên bản thân.

Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn đòi hỏi chúng ta đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Điều này được coi là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta và chúng ta phải giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ sau. Việc biết ơn và đền đáp giúp xây dựng một xã hội tràn đầy tình yêu thương.

Vì vậy, việc biết ơn không chỉ mang lại những lợi ích về mặt đạo đức và tinh thần mà còn giúp chúng ta trở thành người tốt hơn. Khi chúng ta thể hiện lòng biết ơn với người đã giúp đỡ mình, chúng ta đã thể hiện sự trân trọng và tôn trọng đến người đó. Từ đó, chúng ta sẽ nhận được sự đồng cảm, tình cảm và sự giúp đỡ hơn trong cuộc sống.

Lòng biết ơn không chỉ giúp con người có hành động đúng đắn và định hướng tích cực, mà còn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp như sống có ích, yêu thương và truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều người được giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, hay ngoảnh mặt làm ngơ. Những hành động sai lệch này cần được loại bỏ để xã hội ngày càng tốt hơn.

Mỗi hành động biết ơn nhỏ của mỗi người sẽ cùng tạo nên một đất nước với truyền thống biết ơn lớn. Hãy bắt đầu sống với lòng biết ơn ngay từ hôm nay và trở thành một người vừa có tài vừa có đức, đóng góp cho xã hội.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 41

Đất nước chúng ta đã trải qua nhiều thăng trầm để có được bình yên ngày hôm nay. Chúng ta cần sống với lòng biết ơn và tôn vinh công lao của những người đi trước.

Biết ơn không chỉ là thái độ cảm kích trước những việc tốt đẹp mà người khác đã làm cho mình, mà còn là việc đền đáp lại sự giúp đỡ của người khác. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát triển.

Chúng ta có thể thể hiện lòng biết ơn thông qua suy nghĩ và hành động. Chúng ta cần nhớ công ơn của những người đi trước và tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tỏ lòng biết ơn thông qua các hành động đơn giản hàng ngày, chẳng hạn như giúp đỡ gia đình và người thân, tôn vinh giáo dục bằng cách tôn trọng giáo viên, và tỏ lễ phép với những người xung quanh.

Tóm lại, biết ơn là một giá trị tốt đẹp mà chúng ta cần nuôi dưỡng và thực hành trong cuộc sống hằng ngày, từ những hành động nhỏ nhất của chúng ta.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thấu hiểu được giá trị to lớn của lòng biết ơn và không phải ai cũng có ý thức đền đáp công ơn. Trên thực tế, xã hội vẫn còn nhiều người sống vì bản thân, cho rằng những giá trị tốt đẹp mà họ đang được hưởng là điều đương nhiên, mặc kệ người khác. Những người như vậy cần bị chỉ trích vì lối sống ích kỉ và thiếu tình cảm đối với người khác.

Chúng ta chỉ được sống một lần, vì vậy hãy trở thành những công dân tốt, biết ơn những người xung quanh và cố gắng nâng cao trình độ để trở nên hữu ích hơn cho xã hội. Tất cả những nỗ lực mà chúng ta đang thực hiện hằng ngày sẽ đưa đến kết quả tốt trong tương lai. Hãy không ngừng hoàn thiện bản thân để trở nên tích cực hơn.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 42

“Uống nước nhớ nguồn” hnay "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" từ lâu đã là những lời răn dạy vô cùng quý báu của ông cha ta, nhắc nhở con người phải luôn có lòng biết ơn trong cuộc sống. Đây là một đạo lí hoàn toàn đúng đắn đối với mỗi con người bởi không gì tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả mà chúng ta được hưởng như ngày hôm nay không tự dưng mà có, mà nó là công sức, là máu xương, là những sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Nhỏ bé như hạt gạo cũng thấm đẫm công sức của người nông dân đã dày công nuôi trồng. Hiểu được điều này, xuyên suốt mạch nguồn bốn nghìn năm lịch sử, nhân dân ta đã sống trọn với đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Bằng chứng là hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn, những trang sử vàng son thời trung đại chưa bao giờ bị lãng quên, những gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn luôn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng, xã hội.... Tuy nhiên vẫn còn đâu đó một số cá nhân có lối sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà quên mất nguồn cội. Những người như vậy đáng bị lên án và phê phán. Như vậy tư tưởng “uống nước nhớ nguồn” mãi mãi là đạo lí mãi cuộn chảy trong trái tim các thế hệ người Việt hôm nay và mai sau. Bởi đó là kết kinh của đạo lí thủy chung, của tinh thần cộng đồng và cũng là nguồn gốc của sức mạnh dân tộc.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 43

Không phải tự nhiên mà Amburgh đã phải khẳng định chắc chắn rằng: “Không có kẻ nào bần cùng, thiếu thốn bằng những người không có lòng biết ơn”. Thế mới biết lòng biết ơn trong cuộc sống này có ý nghĩa biết nhường nào đối với mối quan hệ người – người.

Ngay từ khi sinh ra, nếu đã là con người thì ai cũng phải mang trong mình lòng biết ơn cha mẹ - đấng sinh thành đã cưu mang cho ta có mặt trên cuộc sống tươi đẹp này, cất công chăm sóc, nuôi dưỡng ta lớn khôn từng ngày, dạy ta cất tiếng nói đầu tiên, chập chững những bước đầu đời. Lớn lên khi đến trường, ta lại biết ơn thầy cô đã truyền đạt tri thức, dạy cho ta những bài học đạo lý làm người, dìu dắt ta trở thành con người có ích trong cuộc sống. Cuộc sống bình yên ngày hôm nay đánh đổi bằng biết bao xương máu của ông cha, gợi nhắc ta niềm biết ơn. Cuộc sống thú vị với những thành tựu khoa học kĩ thuật, những sáng tạo nghệ thuật, đánh đổi bằng công sức lao động của bao người, gợi nhắc ta niềm biết ơn. Tất cả mọi thành quả trên đời không phải tự nhiên mà có, ta lại đang được thụ hưởng những thành quả ấy, lẽ nào ta không mảy may biết ơn một chút nào?

“Uống nước” phải nhớ về “nguồn”, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thừa hưởng truyền thống đạo lý tốt đẹp đó, chúng ta cũng có những ngày kỉ niệm những công lao của những con người. Là con cháu Lạc Hồng, ai mà không nhớ đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, ngày giỗ tổ Hùng Vương – dịp để con cháu người Việt Nam chúng ta đến thắp những nén hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn, thành kính. Ngày 8 tháng 3, ngày Quốc tế Phụ nữ, ta nhớ đến những người bà, người mẹ, người chị, người phụ nữ thầm lặng mà cao đẹp. Tuổi học trò ngây thơ, trao cho cô một cánh hoa hồng nhân 20/11… Trong khi cả thế giới hướng về lòng biết ơn như một điều gì thiêng liêng, lẽ nào bản thân lại đi ngược lại những gì đã trở thành đạo lý, lại không mảy may biết ơn một chút nào?

Biết bao điều để ta đặt vào đó lòng biết ơn, với người đã nhắc mình quên chưa gạt chân chống xe, với người đã mang cho mình một niềm vui, một lời an ủi,… Có khi chỉ đơn giản như thế thôi, lòng biết ơn như một thứ xúc cảm nhẹ nhàng, một mối lâng lâng trong lòng không chỉ là sự cảm kích đơn thuần vì người ta đã giúp đỡ mình mà còn là niềm vui khó tả rằng thì ra trên đời còn biết bao điều tốt, người tốt, là sự thúc giục bản thân cũng hãy giúp đỡ những người xung quanh, hãy làm một điều gì tốt đẹp để lòng thấy thỏa và thấy xứng đáng với niềm biết ơn kia. Sống với tấm lòng và trái tim luôn biết ơn người khác, đó là khởi nguồn nuôi dưỡng của biết bao đức tính tốt đẹp. Và biểu hiện cao nhất của lòng biết ơn là ở chỗ, không phải ngồi nhớ mãi hay tưởng niệm suông về những người đã giúp đỡ mình mà là tạo thêm cơ hội cho lòng biết ơn, nói cách khác là tạo ơn thật nhiều. Tạo ơn cũng chẳng phải để người khác biết ơn mình, để được cảm kích, được biết đến mà cốt để biết ơn cuộc sống đã cho ta cơ hội tạo ơn và biết ơn…

Song nếu như con người không có lòng biết ơn, nếu như phải sống trong xã hội mà không ai mảy may nghĩ đến những điều tốt đã làm thì không chỉ đơn giản là sự bần cùng trong tâm hồn như Amburgh đã nói mà còn là sự lạnh lùng, vô cảm giữa xã hội người, sự kết nối mất chân thành của mối quan hệ người – người. Nhưng thật đáng buồn khi càng ngày, cái “nếu như” ấy càng trở thành sự thật. Những con người “ăn cháo đá bát” không còn chỉ xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích như Lý Thông bội bạc Thạch Sanh nữa mà đã hóa đời thật, khiến ta giật mình trước những bài báo con giết cha để lấy tiền đi chơi, trước những hành động lật lọng vô tình đáng phê phán…

Lòng biết ơn, là câu chuyện của cảm xúc, của tình người hay là câu chuyện của làm người, của tính người?

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 45

Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống biết ơn thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Sống có lòng biết ơn là lối sống cao đẹp. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.

Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi một sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và hàm ơn.

Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với các chuẩn mực đạo lí làm người. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.

Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.

Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.

Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống cao đẹp ấy đã biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay. Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam.

Không ai có thể một mình mà gây dựng nên cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay là do công sức và trí tuệ của biết bao người đã dày công sáng tạo nên. Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước là bản chất của xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người là tiếp nhận và phát huy các thành quả sẵn có và sáng tạo ra cái mới.

Dù chúng ta dùng tiền hay vật chất để có được nó nhưng nếu nó không được tạo ra thì dù có thật nhiều tiền ta cũng không thể có được. Bởi thế, khi được thụ hưởng một giá trị nào, ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.

Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Bởi nó là biểu hiện cao nhất của tâm hồn lối sống tình nghĩa. Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được. Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu biết ơn với những điều tích cực trong cuộc sống của mình, hơn là việc lo lắng về những gì mình không có.

Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xem trọng lối sống thân tình, hữu ái. Nó không những biểu hiện ở lối sống nghĩa tình mà trở thành văn hóa ứng xử của cộng đồng. Biết ơn người khác làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên hiền hòa, ngày càng khăng khít, tốt đẹp hơn

Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

Trước hết, phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những giá trị lợi ích. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.

Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội. Lòng biết ơn không nên nằm ở lời nói hay thái độ mà biểu hiện thành những hành động cụ thể, thiết thực, thực sự đem lại tác động tích cực đối với xã hội.

Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.

Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do cha ông để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới.

Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng,. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.

Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự vô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”… Thái độ sống ấy không những thể hiện sự kém cỏi của nhân cách con người mà còn khiến họ bị người người khác xa lánh ghét bỏ.

Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người. Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: “Các gốc rễ của tất cả việc tốt đến từ nguồn gốc của sự hiểu rõ giá trị của lòng tốt”. Hiểu rõ và hành động để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống là trách nhiệm của mỗi con người. Bởi vậy, sống biết ơn người khác là lối sống cao thượng cần được đề cao và tôn vinh trong cuộc sống này.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 46

Một ngày nọ, ta thấy cuộc sống của mình tươi đẹp biết bao, thấy mọi người xung quanh thật đáng mến và tốt bụng. Khi ta thấy ta đang được nhận quá nhiều, lúc đó là lúc, ta thấy mình cần phải biết ơn.

Mọi người định nghĩa thế nào là biết ơn? Đó đơn giản chỉ là một lời cảm ơn của một cậu bé khi được người lớn cho một chiếc bánh, là giọt nước mắt và sự cảm kích của những người khó khăn khi được giúp đỡ hay một nén hương để tưởng nhớ người đã khuất... Biết ơn, giản đơn chỉ là thái độ, hành động của con người với sự tích cực dành cho người đã giúp đỡ hay cho họ một điều gì đó.

Chúng ta, ngay từ khi sinh ra, đã được nhận, nhận nhiều thứ từ mọi người và cuộc đời. Là một đứa con nhận lấy bao nhiêu tình yêu thương, sự chăm sóc, lo lắng và hi sinh từ bố mẹ, gia đình. Là một công dân đất nước nhận lấy hòa bình, độc lập đánh đổi bởi bao mất mát, xương máu của những thế hệ chưa một lời từ biệt đã ngã xuống. Là một công dân toàn cầu, nhận lấy bao thành tựu khoa học, phát minh để làm tiện lợi, phát triển hơn cuộc sống của con người. Và vô vàn những món quà khác nữa ta nhận được từ cuộc đời. Và, biết ơn là thái độ tất yếu, của một con người.

Biết ơn cha mẹ, gia đình.

Cha mẹ là người cho ta sự sống này, Ngay từ giây phút chúng ta mở mắt ra nhìn cuộc đời, cất tiếng khóc đầu tiên, ta đã mang nợ cha mẹ rồi. Từng ngày lớn lên trong câu hát ru của mẹ, trong lời dạy dỗ của cha, những ân huệ mà mỗi đứa con mang trong mình lại cứ lớn dần, lớn dần. Nhưng có vẻ những phận làm con lại coi đó là điều hiển nhiên: Sự sống thiêng liêng này, hình hài không bị khuyết tật và mái ấm gia đình là điều hiển nhiên họ phải nhận được. Ta thờ ơ với cha mẹ, cáu gắt với những lời quan tâm, quay mặt với những sự nhắc nhở, ... Và rồi, khi ra ngoài cuộc đời, với những con người xa lạ ngoài kia, ta mới nhận ra: chỉ có cha mẹ là người yêu thương ta vô điều kiện. Không ai nhịn đói cho bạn no, không ai chịu bất hạnh cho bạn hạnh phúc, ngoài hai người họ. Không nơi nào sẵn sàng chào đón bạn, ngay cả khi bạn thất bại, ngoài căn nhà. Và thứ ta mắc nợ nhiều nhất, biết ơn nhiều nhất lại chính là cha mẹ. Bởi vậy, vẫn có những ngày “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ”, những ngày của mẹ, của cha, ngày gia đình.

Biết ơn nguồn cội, những người đã giúp đỡ ta.

Cuộc sống này gây dựng nên từ nỗi đau của những gia đình tan nát, của nỗi mong mỏi mẹ chờ con, sự mòn mỏi vợ chờ chồng và lòng yêu nước của những con người “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Cuộc sống của ta được ghép lên từ những mảnh ghép của tình bạn, của tình thầy trò đã gắn bó, yêu thương và giúp đỡ ta để có một tuổi thơ trọn vẹn. Ở ngoài kia, cũng có những con người dẫu không máu mủ, ruột thịt nhưng vẫn hằng ngày tham gia vào ngày hội đỏ hiến máu, dạy học cho người khuyết tật, suất cơm miễn phí cho người nghèo, ... Những con người không phải ruột thịt, thậm chí còn không quen biết vẫn yêu thương ta, giúp đỡ ta, góp phần làm nên một cuộc sống văn minh và nồng ấm tình người. Những con người ấy, hãy biết ơn. Những gì họ đã làm cho cuộc sống này, cho thế hệ này, hãy nhận nó đến thế hệ sau. Những ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ... những cuộc thiện nguyện nghĩa tình, khi biết ơn, tự nó sẽ sống mãi.

Biết ơn những khó khăn, thất bại và cả quá khứ.

Chúng ta có thể chắc chắn mình không làm sai và mọi chuyện đều diễn ra theo ý muốn của mình. Muốn thành công phải nếm mùi thất bại, muốn hạnh phúc phải trải qua khó khăn. Những nỗi đau, vấp ngã ấy, những gì không thể đánh gục bạn, sẽ làm cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Và sau khi nhìn lại, ta phải biết ơn những khó khăn, thử thách và thất bại đó. Quá khứ là một phần của con người, là nền tảng của ngày mai. Không ai sống mà phủ định quá khứ. Nó đẹp đẽ, hãy biết ơn nhưng nếu nó đầy khổ đau, hãy cứ biết ơn. Vì bạn bây giờ dám nhìn vào quá khứ để trưởng thành, để khôn lớn và để chiến thắng.

Biết ơn là hạt mầm của mọi phẩm chất tốt đẹp trong con người. Biết ơn cha mẹ, người đi trước để làm “nhân”, biết ơn những vết thương đã dạy ta trưởng thành để biết mình đang “sống”, để biết quý trọng cuộc sống và thành công. Nhưng đáng buồn thay những con người vì vật chất và ích kỉ riêng mình mà “khỏi vòng cong đuôi” mà quên mất hai chữ “biết ơn”. Biết ơn để trả lại và cũng để nhận thêm cho mình. Một nụ hôn dành cho mẹ, một cái ôm cho mọi người, một nụ cười trước khó khăn, để thấy bạn đang biết ơn, để trao hạnh phúc đến mọi người.

Ta chỉ có một cuộc đời, vô nghĩa hay không, hạnh phúc hay không, hoàn toàn là thái độ của bạn đối với cuộc đời. Hãy biết ơn.

Viết đoạn văn về lòng biết ơn - mẫu 47

Không ai trong cuộc đời có thể vượt qua tất cả mọi thứ mà không nhờ sự động viên, sự giúp đỡ dù ít như thế nào đi chăng nữa. Và những câu cảm ơn là một hành động quý giá giúp cho mỗi chúng ta tự tin hơn. Thật vậy, lòng biết ơn luôn là một trong những điều quan trọng trong cuộc sống này, trong mỗi chúng ta lại càng như cần phải có được.

Đầu tiên để nói về lòng biết ơn thì ta phải hiểu được lòng biết ơn có nghĩa là gì? Lòng biết ơn được hiểu rằng đó chính là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, và những người cũng đã giúp đỡ mình vượt qua cơn hoạn nạn khó khăn. Câu hỏi đặt ra đó chính là tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn? Câu trả lời có lẽ chính là bởi vì nó thể hiện đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Khi biết ơn một ai đó đã giúp đỡ, họ dường như cũng đã cưu mang mình vượt qua số phận ngặt nghèo, vất vả. Lòng biết ơn như nó khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn trong nhân cách, cũng như là cả trong suy nghĩ của mình, giúp cho ta tin tưởng, tin yêu thêm trong cuộc sống. Có thể thấy được chính bên cạnh đó, lòng biết ơn còn là cơ sở xây dựng nên những thứ tình cảm tốt đẹp khác nữa như tình cảm bạn bè, tình yêu thương, lòng kính trọng…Và hơn hết ta cũng như phải hiểu được rằng trong một khía cạnh khác của cuộc sống.

Đặc biệt đó cũng chính là khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp mà người khác mang lại cho ta, ta cần phải nhớ ơn đến người đó.Cũng ví như chính những bổn phận là con cái chúng ta phải luôn luôn nhớ ơn ba mẹ đã khổ nhọc sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Trong mỗi chúng ta thì sự không chỉ nhớ ơn ba mẹ, mà còn phải biết ơn thầy cô – đó cũng chính là những người lái đò thầm lặng, luôn mang đến cho chúng ta những điều kỳ diệu, những điều thật là tuyệt vời của kiến thức nhân loại, những tình cảm thiêng liêng từ trường lớp. Đồng thời, chúng ta cũng phải biết rằng để ta được hưởng những thành quả của ngày hôm nay với một đất nước hòa bình, độc lập, tự do và hạnh phúc. Thật vậy, cha anh ta đã phải đổi biết bao xương máu, nước mắt để đánh đổi. Họ dường như cũng đã phải hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình. Cho nên chính vì vậy mà những bổn phận của chúng ta là phải luôn khắc cốt ghi tâm sự hi sinh cao cả đó. Ta có thể thấy được chính trong kho tàng ca dao, tục ngữ của ông cha ta cũng đã để lại muôn vàn câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự biết ơn trời biển vẫn còn nhắc nhớ đó chính là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”….

Ta như cũng phải biết được chính bên cạnh những con người luôn biết ơn là những kẻ vong ơn bội nghĩa. Và ta như thấy được những con người này cuộc sống có tốt đẹp hơn một chút thì lại vội vàng quên đi cội nguồn, gốc gác của mình. Nếu như à chúng ta lại có thể quên đi những người đã mang đến cho họ cuộc sống ấm êm, hạnh phúc và sự trưởng thành. Họ dường như cũng đã quên đi người cha người mẹ, người thầy người cô của mình. Quả thực rằng đối với những kẻ không bao giờ biết ơn đã đề cập ở trên chắc chắn chính đó chính là những kẻ cần phải bị xã hội lên án, phê phán. Ta như cũng đã biết được những câu tục ngữ ca dao cũng đề cập đến vấn đề này đó chính là câu “qua cầu rút ván”, hay có trăng quên đèn”,…

Tóm lại, chúng ta cũng phải hiểu được rằng chính lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người. Biết ơn, hay đó chính là hành động đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là một điều nên làm bởi đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học